Làm thế nào để thu hồi nợ khó đòi ???
Đó là câu hỏi dành cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang khó xử khi muốn đi đòi nợ hoặc thu công nợ tiền
Không cần lo lắng điều đó
Hãy đến với bài viết TGS sau đây
Để có thể thu hồi tiền nợ một cách hiệu quản mà không gây hấn
Làm thế nào để đòi nợ hiệu quả
1.Thu hồi nợ là gì?
Thu hồi nợ là việc yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản tiền, tài sản khác của mình khi đến hạn hoặc quá hạn. Nghĩa vụ thanh toán nợ này có thể xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau nhưng chủ yếu là tư quan hệ hợp đồng giữa hai bên (hợp đồng hợp tác, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cho vay tài sản…)
Việc thu hồi nợ hiệu quả sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ, tạo được nguồn tài chính lành mạnh và lợi nhuận của chủ nợ. Đồng thời việc đòi nợ hiệu quả, khóe léo còn tạo giúp tiết kiệm được chi phí, công sức mà vẫn duy trì được quan hệ hợp tác, làm ăn với khách hàng, hạn chế các tranh chấp căng thẳng trong quan hệ giữa các bên
2. Các lưu ý khi thu hồi nợ khó đòi
Để thu hồi nợ hiệu quả thì cần phải kết hợp nhiều kỹ năng, biện pháp khác nhau trên thực tế. Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm chủ nợ cần lưu ý khi tiến hành thu hồi nợ như sau:
-) Cần chuẩn bị đủ căn cứ, lý lẽ về quyền thu hồi nợ của chủ nợ và nghĩa vụ phải trả nợ của con nợ. Đây là căn cứ đề chủ nợ làm việc với con nợ trong suốt quá trình đòi nợ của mình. Nếu không chuẩn bị đủ kỹ những tài liệu này thì khả năng để gặp và làm việc với con nợ là rất thấp. Ngoài ra, khi có đủ căn cứ về nghĩa vụ trả nợ của con nợ thì cũng giúp chủ nợ ở vị thế cao hơn (là người có quyền trong quan hệ dân sự) và sẽ dễ dàng đàm phán, thương lượng thu hồi nợ tốt hơn
Chủ nợ cần chuẩn bị những tài liệu sau đây để làm căn cứ về quyền đòi nợ của mình: Hợp đồng hoặc giấy tờ khác tương đương chứng minh quan hệ giữa chủ nợ và con nợ; Giấy tờ, biên bản, tài liệu khách xác nhận chủ nợ đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phát sinh nợ của con nợ; Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến việc trao đổi, thương lượng, và thực hiện hợp đồng giữa hai bên….
-) Cần xác định khả năng tài chính và thiện chí làm việc của con nợ đến đâu. Đây là bước tiếp theo sau khi đã xác định được nghĩa vụ trả nợ của con nợ nêu trên. Xác định những căn cứ này là rất cần thiết vì chúng chứng tỏ khả năng trả nợ trên thực tế của con nợ chứ không phải nghĩa vụ trên giấy tờ, hợp đồng. Đồng thời, biết được khả năng tài chính cũng như thiện chí làm việc của con nợ cũng giúp chủ nợ đề ra được phương pháp đòi nợ phù hợp nhất.
Chẳng hạn, nếu con nợ dù có khả năng tài chính để trả nợ đầy đủ nhưng không thiện chí hợp tác, làm việc, thương lượng thì bắt buộc phải sử dụng những biện pháp pháp lý như Tòa án, trọng tài, Cơ quan có thẩm quyền khác can thiệp. Trường hợp con nợ tài chính không đủ dư dả thì chủ nợ cần áp dụng các biện pháp giám sát, nắm bắt các thông tin về tình hình sản xuất, công việc kinh doanh của con nợ một cách trực tiếp để tránh các trường hợp con nợ tẩu tán tài sản. Chủ nợ cũng gia hạn khoản nợ, sử dụng những phương pháp mềm dẻo để chờ con nợ phục hồi sản xuất
-) Cần kết hợp hài hòa các biện pháp thương lượng, đàm phán mềm dẻo và các biện pháp pháp lý mạnh mẽ. Như đã trình bày ở trên, tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như thiện chí hợp tác của con nợ mà chủ nợ cần áp dụng biện pháp đòi nợ hợp lý. Thông thường, khi ban đầu đòi nợ và con nợ có thiện chí hợp tác thì chỉ nên áp dụng các biện pháp thương lượng, đàm phán để tiếp xúc nói chuyện với con nợ
Tuy nhiên, nếu sau nhiều lần gửi văn bản hay hẹn lịch làm việc mà con nợ không có thiện chí trả nợ thì chủ nợ cần gây áp lực mạnh hơn như nhờ sự can thiệp của bên thứ 3: Tòa án, Trọng tài, công ty đòi nợ… Để áp dụng các biện pháp này, chủ nợ cũng nên thu thập các điểm yếu của con nợ: hành vi vi phạm pháp luật, tổn hại danh tiếng, tổn hại về tài chính, vật chất…để gây sức ép cho con nợ buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình
3. Các phương pháp được sử dụng để thu hồi nợ khó đòi
Phương pháp xử lý thu hồi nợ xấu
Theo quy định của pháp luật, việc đòi nợ hợp pháp có thể tiến hành bằng các biện pháp sau đây:
-) Phương pháp đàm phán, thương lượng trong thu hồi nợ. Biện pháp này mang tính ôn hòa, mềm dẻo hơn. Hầu hết khi bắt đầu thu hồi nợ thì chủ nợ nên sử dụng biện pháp này đầu tiên vì nó vẫn duy trì được quan hệ làm ăn, tránh tổn hại quan hệ giữa hai bên. Đồng thời, việc thương lượng, đàm phán cũng giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Ngoài ra cũng có lợi trong các trường hợp không thể đủ căn cứ khởi kiện tài Tòa án. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này ở chỗ phụ thuộc nhiều vào sự thiện chí hợp tác của con nợ
-) Phương pháp nhờ sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba ở đây có thể là Công ty thu hồi nợ; Tòa án hoặc trọng tài; Cơ quan Công An. Việc sử dụng bên thứ ba là để gây sức ép với con nợ buộc con nợ phải hợp tác làm việc sau những nỗ lực đàm phán không thành. Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp dân sự ra bản án buộc con nợ phải thực hiện. Tuy nhiên các bên phải trải qua một quá trình dài và tốn kém tài chính, thời gian
Đồng thời nhiều trường hợp dù có bản án nhưng con nợ không có khả năng thi hành án thì cũng rất khó khăn. Cuối cùng, chủ nợ có thể tố cáo đến cơ quan Công an về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu không còn cách nào khác để đòi nợ và con nợ trây ỳ hoặc trốn tránh việc trả nợ
Tóm lại, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, khi đòi nợ thì chủ nợ cần phải kết hợp đa dạng các phương pháp và căn cứ vào từng giai đoạn, thiện chí, khả năng tài chính của con nợ (theo những lưu ý đã trình bày ở bên trên) để có thể thu hồi nợ hiệu quả nhất
Thanks for watching!
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.