Câu hỏi:
“Tôi được biết, ngoài các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… thì công dân cũng có quyền giám sát đối với việc quản lý, sử dụng đất đai. Vấn đề này được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật? Cảm ơn Luật sư”
Luật sư tư vấn:
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính vì vậy, để hoạt động quản lý Nhà nước được vận hành một cách hiệu quả, đảm bảo tốt nhât quyền lợi của công dân, Nhà nước luôn đề cao vai trò giám sát của công dân trong mọi hoạt động, lĩnh vực.
Vấn đề giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định tại Điều 199 Luật đất đai năm 2013 với những nội dung cơ bản như sau:
1. Về phương thức giám sát
Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
2. Về nguyên tắc giám sát
Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.
3. Về nội dung giám sát của công dân
− Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
− Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
− Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
− Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
− Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;
− Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Có thể thấy nội dung giám sát của công dân khá bao quát các hoạt động quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện cho công dân có thể kịp thời phát hiện, phản ánh về tình trạng quản lý và sử dụng đất đai. Việc giám sát của công dân có đóng góp quan trọng trong việc hạn chế tình trạng quan liêu, tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quỹ đất quốc gia trước những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
4. Về hình thức giám sát của công dân
− Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;
− Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.
5. Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân
− Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;
− Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;
− Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.