Các quy định về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
1. Quy định sử dụng mã số mã vạch nước ngoài theo Thông tư 16/2011/TT-BKHCN
Căn cứ theo Thông tư 16/2011/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài như s sau:
– Tại Mục 2 Khoản 4 Điều 1Thông tư này quy định:
“Tổ chức khi muốn ủy quyền cho cơ sở liên doanh hoặc gia công chế biến sản phẩm của mình sử dụng mã số mã vạch đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp để in trên sản phẩm liên doanh sản xuất hoặc theo hợp đồng gia công chế biến, Tổ chức phải có văn bản ủy quyền (thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc các hình thức ủy quyền khác) có xác nhận của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và gửi cho đối tác liên doanh hoặc gia công chế biến sử dụng làm bằng chứng được ủy quyền.”
– Tại Mục 3 Khoản 4 Điều 1 Thông tư này quy định:
“Tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam khi sử dụng mã nước ngoài để in trên sản phẩm của mình, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức là chủ sở hữu của Mã nước ngoài ủy quyền sử dụng Mã nước ngoài và phải thông báo việc sử dụng Mã nước ngoài với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng mã hoặc văn bản ủy quyền.”
2. Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Tại khoản 1 Điều 27 quy định mức phạt đối với hành vi Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:
“d) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam;”
3. Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Tại khoản 3 Điều 27 quy định mức phạt đối với hành vi Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...