Chắc nhiều người cũng đã nghe tới nhãn hiệu liên kết nhưng tin chắc rằng số đông sẽ không hiểu nhãn hiệu liên kết là gì ? Bài viết sau đây Công ty luật TGS sẽ làm rõ vấn đề này

1. Khái niệm nhãn hiệu liên kết
Khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định và đã chỉ rõ nhãn hiệu liên kết là gì, đó là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan tới nhau.
Như vây, ta có thể hiểu nhãn hiệu liên kết là loại nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện gồm:
+ Một là do cùng một chủ thể đăng ký;
+ Hai là trùng hoặc tương tự nhau về hình thức;
+ Ba là các nhóm sản phẩm dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với nhau.
2. Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết
Điểm e khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định:
“2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”
Như vậy có nghĩa là nếu chủ đăng ký muốn đăng ký cho một nhãn hiệu tương tự gần giống với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó thì đăng ký nhãn hiệu liên kết là lựa chọn tối ưu duy nhất để nhãn hiệu đó có khả năng được bảo hộ. Còn nếu đăng ký nhãn hiệu thường thì khi bị nhãn hiệu đăng ký trước đó đối chiếu và làm rõ thì nhãn hiệu đăng ký sau sẽ không có khả năng bảo hộ vì không đảm bảo khả năng phân biệt.
Trên đây là tư vấn của Công ty luật TGS để giải đáp câu hỏi nhãn hiệu liên kết là gì mà nhiều người chắc đang muốn biết. Hi vọng qua bài viết quý bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc.
Để được tư vấn cụ thể hơn về mọi vấn đề, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 8698 để Luật sư của chúng tôi hỗ trợ bạn.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...