Đầu tháng 11, chuỗi cửa hàng Seven.AM đã bị dư luận lên án việc nhập hàng hóa từ Trung Quốc cắt đi nhãn mác rồi dán lại nhãn mác Việt Nam. Vụ việc này gây xôn xao dư luận cũng bởi lý do chuỗi cửa hàng này gắn liền với tên tuổi của diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh. Sau khi có thông tin, các cơ quan chức năng đã ngay lập tức vào cuộc để xác minh, xử lý vụ việc.
Ngay trong ngày 11/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh của thương hiệu Seven.AM trên địa bàn thành phố Hà Nội, phát hiện ra 9.035 sản phẩm không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa đồng thời chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông trên thị trường theo quy định. Số sản phẩm này đã được tạm giữ để điều tra, làm rõ. Cùng đó, hơn 10 cửa hàng kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.AM cũng đóng cửa hàng loạt một cách bất thường.
Sau quá trình kiểm tra, Cục quản lý thị trường Hà Nội đã công bố kết quả điều tra như sau: Công ty Cổ phần MHA và Công ty TNHH Thời trang quốc tế Thư Kỳ đã có những vi phạm như: Kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa có nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa theo quy định (năm sản xuất của mặt hàng túi, ví); Kinh doanh hàng hóa không công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy; Sản xuất hàng hoá có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng (kết quả thử nghiệm tiêu chuẩn polyeste có kết quả 100% trong khi nhãn hàng hóa có ghi thành phần 60% cotton, 40% polyeste). Tổng mức phạt với hai công ty này là 170.000.000 đồng. Đồng thời, Cục quản lý thị trường Hà Nội cũng cho biết chưa phát hiện ra dấu hiệu mua hàng dệt may của Trung Quốc về để gắn mới nhãn hiệu Việt Nam theo như phản ánh của dư luận.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Phòng tranh tụng – Công ty Luật TNHH TGS
Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Phòng tranh tụng – Công ty Luật TNHH TGS (thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội xử phạt các hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần MHA và Công ty TNHH Thời trang Quốc tế Thư Kỳ căn cứ trên Nghị định 119/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/11/2017 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, và chất lượng sản phẩm hàng hóa, cụ thể:
“Hành vi kinh doanh Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 31, theo đó hành vi này có thể bị xử phạt tới 30 triệu đồng
Hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa quy định tại khoản 3, Điều 31, với mức phạt lên tới 40 triệu đồng.
Với hành vi không công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy và sản xuất, kinh doan h hàng hóa có chất lượng không phù hợp với hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì có thể bị xử phạt tới 340 triệu đồng theo Điều 19 của Nghị định này.”
Luật sư Hùng nhận định, với mức phạt tổng cộng cho Hai Công ty là 170 triệu đồng là còn quá nhẹ, chưa mang tính răn đe cao. Số tiền 170 triệu đồng này không thể so sánh được với lợi nhuận khổng lồ mà hai công ty này thu được từ hành vi vi phạm. Do đó cần phải có sự thay đổi cơ bản về mức phạt đối với các hành vi này, chỉ có như vậy thì mới có thể xây dựng một nền văn hóa kinh doanh trong sạch, lành mạnh. Đồng thời, Luật sư Hùng cũng gửi lời đề xuất tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền gia tăng công tác thanh tra, kiểm tra với tất cả các cửa hàng, nhãn hiệu thời trang khác, đồng thời theo dõi Công ty Cổ phần MHA và Công ty Thư Kỳ để phát hiện, đưa ra ánh sáng các vi phạm khác. Mạnh tay khởi tố Hình sự về các tội danh Lừa dối khách hàng và tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả ngay khi có đủ căn cứ.
Luật sư Hùng đánh giá hành vi của Seven.AM đã vi phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích của người tiêu dùng không chỉ về chất lượng, giá trị sử dụng của sản phẩm mà là giá trị lòng tin của khách hàng tới một thương hiệu thời trang cao cấp, nổi tiếng. Hai Công ty phải có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu, thu hồi các sản phẩm nếu có thể và có động thái xin lỗi công khai tới toàn bộ khách hàng đã từng tin tưởng vào hãng thời trang của họ.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...