Việc so sánh trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ cùng loại là hành vi mà bị cấm bởi pháp Luật trong cạnh tranh, nhưng vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp, công ty cả trong lẫn ngoài nước cũng bất chấp luật pháp và sử dụng hình ảnh cảu nhau để quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế sản phẩm của mình.
Ngay các ông lớn như Cocacola và Pepsi cũng không có ít lần sử dụng hình thức quảng cáo so sánh trực tiếp để hạ bệ đối thủ và nâng tầm sản phẩm của mình lên. Một số tình huống cụ thể của 2 ông lớn nước giải khát sử dụng hình ảnh của nhau không thương tiếc để quảng bá cho sản phẩm mình:
Màn trả đũa nhau của cả Coca và Pepsi để quảng báo thương hiệu mình
Tiếp theo cũng là một tình huống không kém phần gay cấn khi Pepsi đã sử dụng hình ảnh của Coca vào lễ Halloween. Nội dung thông điệp mà Pepsi đặt ở đây ví Coca như ma quỷ đem lại sự sợ hãi cho xã hội và lon Pepsi đã “hóa trang” thành Coca để đi hù dọa mọi người. Nhưng ngay sau đó, Coca chắc chắn không bao giờ ngồi yên và sử dụng chính hình ảnh quảng cáo của Pepsi để “Phản Damage” với thông điệp được chỉnh sửa lại cũng hết sức thú vị: “Mọi người đều mong muốn trở thành anh hùng”
Cuộc chiến của 2 ông lớn Coca với Pepsi dường như không bao giờ kết thúc và việc sử dụng hình ảnh của nhau để dìm đối thủ, nâng cao vị thể của mình đã trở thành món ăn hằng ngày của 2 ông lớn này.
Và đặc biệt hơn tại Việt Nam cũng có một ông lớn lấn sân sang phân khúc Smart Phone đó là tập đoàn “Bkav” khi công bố dòng smartphone của công ty mình sản xuất mang tên “BPhone” vào năm 2015 cũng đã sử dụng hình ảnh của 2 tập đoàn điện tử lớn của thế giới là Apple( Iphone ) và Samsung để so sánh với sản phẩm của mình.
Về pháp luật thì việc sử dụng hình ảnh trực tiếp so sánh
Đây là vi phạm pháp luật, quy định này không chỉ pháp luật trên thế giới mà pháp luật ở Việt Nam cũng đã quy định rất rõ ràng về hành vi này, cụ thể:
− Căn cứ tại Khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh 2014 về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh quy định cấm doanh nghiệp thực hiện hoạt động quảng cáo về so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác
− Và căn cứ Khoản 6 Điều 109 Luật thương mại 2005 thì quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác sẽ bị pháp luật cấm sử dụng
Quy định về mức xử phạt
Tất nhiên, khi vi phạm pháp luật đặc biệt là pháp luật về cạnh tranh gây phương hại đến hoạt động kinh doanh của công ty khác sẽ bị xử phạt:
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 71/2014/NĐ-CP đã quy định hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác như sau:
− Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
− Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó trong các trường hợp sau:
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường;
+ Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
− Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định trên (quy định tại Khoản 1, 2 Điều này) thì doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này sau đây:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
+ Buộc cải chính công khai.
⇒ Như vậy, mức phạt cao nhất cho hành vi so sánh trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ cùng loại là 150 triệu + xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...