Để đảm bảo an toàn cũng như hoàn thiện về mặt thủ tục pháp lý thì các doanh nghiệp, xưởng sản xuất, khu chung cư nên chủ động xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội những năm gần đây đã hình thành rất nhiều những cơ sở, kho, bãi chứa hàng hóa với nhiều quy mô khác nhau và các tòa chung cư cao tầng,… Đây là những đối tượng mà khi xảy ra cháy, nổ, không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản, môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự.
Trong thực tế cho thấy, kho, bãi là nơi tồn chứa tập trung nguyên vật liệu, hàng hóa lớn còn các tòa nhà cao tầng, chung cư cao tầng thì rất khó cho việc tiếp cận khi có cháy xảy ra. Hầu hết trong số chúng là những chất, vật liệu dễ cháy nổ và có nguy cơ về cháy nổ.
Trong phần nhiều những nhà xưởng từ khâu thiết kế ban đầu, hay thay đổi công năng để cho thuê cho nên khi đưa vào khai thác chúng nằm chung với các khu dân cư vì vậy khoảng cách không đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy. Không trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ hệ thống hạ tầng giao thông và nguồn nước không đáp ứng được cho công tác chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.
Một số thông tin về việc xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy mà doanh nghiệp cần biết:
1. Doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện:
Tại Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ — CP quy định chi tiết về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở cụ thể:
– Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy,thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
+ Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
+ Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
+ Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
+ Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
+ Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
+ Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
– Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
– Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
– Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người đã trang bị.
– Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
– Phương án chữa cháy.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
– Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Thời gian thực hiện: 20 – 30 ngày làm việc
Nếu có thắc mắc về vấn đề xin cấp giấy phép về phòng cháy chữa cháy, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới công ty chúng tôi để được tư vấn cụ thể