Theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP thì một số thực phẩm nhất định bắt buộc phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm thì mới có thể lưu hành ra thị trường. Bài viết này Luật TGS sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục tự công bố thực phẩm theo quy định hiện hành.
1. Tự công bố sản phẩm là gì ?
Tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP để công bố thực phẩm của mình sản xuất, kinh doanh nằm trong nhóm bắt buộc phải làm.
Đây là việc làm cần thiết để tạo sự uy tín đối với sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường tới tay người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để đưa sản phẩm của mình ra thị trường.
2. Thực phẩm nào cần phải làm công bố ?
Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các loại thực phẩm sau cần phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm gồm:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
– Phụ gia thực phẩm
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
– Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
– Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
* Lưu ý: Nếu các thực phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước thì được biến thực hiện làm công bố sản phẩm thực phẩm
3. Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm
Bước 1: Tự công bố thực phẩm
Cá nhân, tổ chức phải tự công bố thực phẩm bằng các phương tiện của mình gồm:
– Các phương tiện thông tin đại chúng
– Các trang thông tin điện tử của tổ chức mình
– Niêm yết công khai tại trụ sở
– Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hồ sơ tự công bố thực phẩm gồm các tài liệu sau:
– Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu (điền đầy đủ thông tin, in thành 2 bản, ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên)
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của thực phẩm cần tự công bố trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp.
*Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ phải được thể hiện bằng tiếng Việt, nếu có tài liệu tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm
Hồ sơ tự công bố nộp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.
Cơ quan quản lý có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố thực phẩm để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các loại thực phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
4. Tự công bố thực phẩm có mất phí không ?
Nhằm giúp giảm thiểu thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì nhà nước quy định việc tự công bố sản phẩm không tốn chi phí làm thủ tục.
5. Dịch vụ thực hiện công bố sản phẩm tại Hãng luật TGS
Luật TGS tiền thân là NewvisionLaw, có trên 10+ năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp lý, cùng với đội ngũ Luật sư, chuyên viên có chuyên môn giỏi đảm bảo dịch vụ cung cấp tới khách hàng là tốt nhất.
Dịch vụ làm công bố sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu là một trong những dịch vụ chúng tôi đang cung cấp và đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
– Chi phí rẻ nhất
– Thời gian thực hiện nhanh chóng
– Tư vấn miễn phí các vấn đề sau công bố
– Thực hiện hồ sơ, bản tự công bố cho quý khách hàng
– Tư vấn, hỗ trợ xin cấp phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của thực phẩm cần tự công bố nếu quý khách chưa được cấp.
Mọi thông tin thắc mắc hay về dịch vụ liên hệ tổng đài 1900 8698 để được Luật sư tư vấn chi tiết hoặc gửi thư cho chúng tôi qua địa chủ email: contact@tgslaw.vn
>>Có thể bạn quan tâm: Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã qua chế biến
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...