Ngày 04/12 vừa qua, phóng viên của Đài truyền hình Hà Nội vừa có buổi phỏng vấn, trao đổi với Luật sư Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vấn đề hình phạt “ Tù tại gia ”. Bàn luận về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thị Hồng Dinh – thuộc Công ty Luật TNHH TGS có trả lời một số câu hỏi của phóng viên.
Hình phạt tù tại gia đã được nhiều nước áp dụng, nước áp dụng đầu tiên là Mỹ năm 1983. Hiện nay, một số quốc gia cũng đang nghiên cứu các quy định về chấp hành hình phạt này nhưng đối tượng chỉ là những người phạm tội nhẹ, không nguy hại đến xã hội nên việc bắt họ chấp hành án trong nhà tù gây sự tốn kém ngân sách. Bản chất của hình phạt tù là nhằm giáo dục người bị kết án, khiến người bị kết án nhận ra tội lỗi đã gây ra để sữa chữa, khắc phục mà người bị kết án vẫn có thể gắn kết với gia đình, với cộng đồng.
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Ví dụ như ông Hồ Đức Phước – Tổng kiểm toán Nhà nước có đề nghị nghiên cứu hình thức “Tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải tại trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Nhưng cũng có một số ý kiến phản đối, khó thực thi vì vẫn còn nhiều bất cập như việc đầu tư công nghệ để theo dõi, phân công đội ngũ cán bộ theo dõi, hoặc xây dựng cơ sở vật chất tại gia…có thể còn tốn kém hơn cả xây dựng nhà tù như hiện nay.
Mục đích của việc giam giữ tội phạm suy cho cùng là hạn chế sự tự do của người chấp hành án. Nếu chấp hành án tại nhà và có người quản thúc, có kiểm tra bất chợt, có sự giám sát của gia đình và cộng đồng xung quanh đồng thời có thiết bị theo dõi, sự tự do của phạm nhân rõ ràng cũng bị hạn chế. Nếu “ Tù tại gia ” được áp dụng tại Việt Nam thì hình phạt này cũng là một trong những hình thức thể hiện rõ tính nhân đạo của nhà nước trong việc trừng trị người phạm tội của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, việc áp dụng hình phạt “ Tù tại gia ” cũng sẽ giúp làm giảm bớt lượng người bị xử phạt tù phải chấp hành án trong các trại giam, tránh được nhiều điều phức tạp khác, giảm sự chi phí tốn kém của nhà nước cho vấn đề quản lý, cải tạo người chấp hành án trong trại giam.
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Thị Hồng Dinh cho rằng, nếu áp dụng hình phạt “ Tù tại gia ” chỉ vì lý do giảm tải cho hệ thống trại giam là chưa phù hợp, cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo. Vì nếu áp dụng hình phạt này cần phải đầu tư công nghệ để theo dõi, phân công đồi với đội ngũ cán bộ theo dõi, xây dựng cơ sở vật chất tại gia,… Nếu áp dụng hình phạt tù tại gia thì sẽ áp dụng thế nào, việc giám sát, quản lý như thế nào?, cần phải chuẩn bị những gì? Những tội phạm nào được xem xét áp dụng “ Tù tại gia ”? Như vậy sẽ phải sửa đổi, bổ sung kéo theo nhiều văn bản pháp luật có liên quan, cần phải có thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm cho phù hợp mới nên quyết định bổ sung hình phạt này. Ngoài ra, vấn đề áp dụng hình phạt “Tù tại gia” này có được áp dụng tại Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, sự phát triển xã hội cả về mặt kinh tế lẫn trình độ nhận thức xã hội đóng vai trò chủ chốt.
Vì vậy, nếu chấp nhận bổ sung và áp dụng hình phạt “ Tù tại gia ” này thì các nhà nghiên cứu luật pháp cần phải nghiên cứu bổ sung , hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, các quy định về chủ thể quản lý, giám sát người chấp hành hình phạt tù tại gia; các chế tài xử phạt khi vi phạm trong thời gian áp dụng hình phạt “tù tại gia”; Các trường hợp tội phạm nào được xem xét áp dụng hình phạt này? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền theo dõi, giám sát thực hiện, cơ sở vật chất khi áp dụng hình phạt này như thế nào? Tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm trong khâu chuẩn bị? Quyền và nghĩa vụ của người được áp dụng hình phạt “tù tại gia”? Nghĩa vụ của gia đình có người chấp hành hình phạt “tù tại gia” …..
Để đáp ứng được các quy định về pháp luật như trên thì cần có thời gian nghiên cứu để đánh giá ưu điểm và hạn chế của hình phạt này từ đó quyết định nên hay không nên áp dụng.
Xem chi tiết Video phỏng vấn trao đổi giữa phóng viên Đài truyền hình Hà Nội và Luật sư Công ty Luật TNHH TGS về vấn đề Tù tại gia:
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...