Câu hỏi:
Theo thông tin được công bố gần đây, người tên V và T sắm máy in màu, khuôn lưới để làm giả bằng tiến sĩ, bằng đại học và các loại chứng chỉ khác để bán cho khách hàng. Hành vi này đã bị Công An Hà Nội khởi tố để điều tra. Vậy, hành vi này sẽ bị xử lý trách nhiệm như thế nào? Những người mua bằng và sử dụng để xin việc có phải chịu trách nhiệm hay không?
Trả lời:
Làm giả bằng cấp, chứng chỉ đặc biệt là các bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, tiến sĩ là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Hành vi này thông thường sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cũng có khả năng chỉ bị xử phạt hành chính nếu ở mức độ ít nguy hiểm hơn. Đối với người mua bằng giả và sử dụng bằng giả để xin việc thì cũng là vi phạm và sẽ bị xử lý, cụ thể như sau.
1. Hành vi làm bằng giả
Ở mức độ thông thường, hành vi làm bằng giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Quy định tại khoản 4, điều 16, Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì sẽ tiến hành xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, khi thỏa mãn đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh nêu trên tại điều 341, Luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, thông thường hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi có tính chuyên nghiệp, số lượng, phạm vi hoạt động rộng lớn, thu lợi bất chính nhiều. Hình phạt áp dụng cho tội này ở khung cơ bản là 30.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ở các khung tăng nặng thì có thể bị phạt tù lên tới 5 hoặc 7 năm.
2. Hành vi sử dụng bằng giả
Không chỉ hành vi làm bằng cấp, chứng chỉ giả sẽ bị xử phạt mà hành vi biết rằng đó là bằng cấp giả nhưng vẫn sử dụng cũng là vi phạm pháp luật. Tương tự đối với hành vi trên, việc mua bằng giả và sử dụng để xin việc cũng có khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, khoản 3 điều 16, Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định rằng “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả”.
Đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả nêu trên nghiêm trọng hơn như việc sử dụng vào mục đích vi để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh cũng như mức hình phạt tương tự đối với hành vi làm bằng giả nêu trên.
Kết luận, cả hành vi làm bằng cấp, chứng chỉ giả cũng như hành vi sử dụng bằng cấp giả đều là vi phạm pháp luật. Việc xử lý trách nhiệm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật Việt Nam.
>>>Xem thêm: Làm giả giấy khám sức khỏe cho người thi sát hạch lái xe có bị đi tù không?
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.