Nhận lời mời và được sự phối hợp của Trung Tâm Tiến Bộ KH&CN- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ để tổ chức buổi Hội thảo “Lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa của HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội) – Giám đốc Công ty Luật TGS đại diện tham dự buổi thuyết trình Hội thảo
Hội thảo xây dựng nhãn hiệu tại Phú Thọ
Hội thảo đã diễn ra vào 8h00 sáng ngày 09 tháng 6 năm 2018 tại Hội trường tầng 4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ.
Đến với Hội thảo có sự tham dự có mặt của: Ông Đào Tuấn Minh- Giám đốc TTƯD
- Ông Đinh Công Thọ- Phó GĐ TTƯD;
- Ông Nguyễn Trung Kiên- P.TP Tư vấn dịch vụ- CGKHCN;
- Đại diện của 69 làng nghề hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Tổ chức/ đơn vị sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Khách dự và tham gia hội thảo
Và đông đảo bà con nhân dân đại diện cho các làng nghề tại tỉnh Phú Thọ tham gia có mặt đông đủ
Tại buổi Hội thảo, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – với vai trò là một chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm về Sở Hữu Trí Tuệ đã trình bày thuyết trình nội dung tầm quan trọng “Lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Theo đó, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã đề cập tới những vấn đề quan trọng trong nội dung quy trình, thủ tục để xây dựng, quản lý để phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm,… Đặc biệt hơn nữa, Trong thuyết trình Hội thảo lần này Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã đưa nội dung đánh giá tổng kết hai năm về hình ảnh nhãn hiệu tập thể “Mỳ gạo Hùng Lô”. Được Luật sư Tuấn nhắc tới như một ví dụ điển hình về lợi ích nhãn hiệu hàng hóa đối với phát triển quảng bá sản phẩm
Trong buổi hội thảo, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã nêu rõ một số nội dung chính sau:
- Tổng quan về bảo hộ nhẵn hiệu sản phẩm, hàng hóa; Phân loại nhãn hiệu và một số khái niệm;
- Lợi ích và vai trò của nhãn hiệu hàng hóa;
- Tổng quan về hợp tác xã và tình hình tổ chức quản lý nhãn hiệu ở tỉnh Phú Thọ;
- Một số văn bản QPPL về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Nhà nước và chủ chương chính sách của tỉnh về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa;
- Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể;
- Mỳ gạo Hùng Lô- Ví dụ điển hình về lợi ích nhãn hiệu hàng đối với phát triển quảng bá sản phẩm
Qua nội dung phát biểu thuyết trình sâu sắc của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Lãnh đạo Sở Khoa học Công Nghệ tỉnh Phú Thọ – Ông Đào Tuấn Minh có trao đổi phát biểu như sau:
“Tính đến năm 2018, tỉnh Phú Thọ có đến 69 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận, tập trung ở 13 huyện, thành thị và trên 500 làng có nghề, được phân thành 4 nhóm chính: Chế biến, bảo quản nông – lâm – thủy sản; thủ công mỹ nghệ; xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh
Trong những năm gần đây Trung Tâm và đơn vị tư vấn pháp lý -Công ty Luật TGS ký kết hợp tác việc “xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa của HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Qua đó đã đem lại doanh thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm và tạo thêm nhiều việc làm với thu nhập ổn định cho người lao động khu vực nông thôn. Bởi vậy, việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu cho các làng nghề cần được quan tâm và chú trọng hơn
Về phía Công ty Luật TGS, Chúng tôi đánh giá là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên viên và luật sư tâm huyết yêu nghề. Đặc biệt hơn, Đơn vị luật – Công ty Luật TGS không chỉ tư vấn việc bảo hộ xây dựng nhãn hiệu mà còn luôn tận tâm tư vấn rất sát thực tiễn và luôn gần gũi với mô hình sản xuất của bà con nông dân hợp tác xã làng nghề trong tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian tới, Chúng tôi hi vọng sự hợp tác giữa Công ty Luật TGS và Trung tâm Tiến bộ KH&CN- Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Phú Thọ sẽ cùng nhau hợp tác phát triển lâu dài, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ sự phát triển hình ảnh các làng nghề văn hóa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng”
Khách mời chăm chú lắng nghe thuyết trình
Trước khi kết thúc chương trình thuyết trình hội thảo đã có rất nhiều bà con nông dân hợp tác xã và tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có mặt trong buổi hội thảo đã đặt nhiều câu hỏi cho Luật sư Nguyễn Văn Tuấn với những nội dung xoay quanh việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm của mọi người. Qua đó Luật sư Tuấn đã giải đáp mọi thắc mắc cho bà con nông dân hợp tác xã và các tổ chức doanh nghiệp tạo cho không khí buổi hội thảo sôi động và mang tầm ý nghĩa thiết thực hơn
Chương trình hội thảo kết thúc lúc 11h00. Buổi hội thảo “Lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa của HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” kéo dài suốt 4 tiếng đồng hồ trong không khí sôi nổi và thành công tốt đẹp.
Thanks for watching!
XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TUẤN THAM DỰ HỘI THẢO LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÃN HIỆU
Tại Trung Tâm Tiến Bộ KH&CN- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...