Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, để sáng chế được bảo hộ thì sáng chế đó phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định chi tiết về điều kiện bảo hộ sáng chế, cụ thể như thế nào cùng Luật sư TGS xem chi tiết dưới đây.
Điều kiện bảo hộ sáng chế
Căn cứ theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 (Văn bản hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ 07/VBHN-VPQH năm 2019) thì sáng chế được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Khi đáp ứng được 3 điều kiện trên thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng sáng chế độc quyền, tuy nhiện nếu chỉ đáp ứng được điều kiện “có tính mới” và “có khả năng áp dụng công nghiệp” thì chỉ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
1. Sáng chế phải có tính mới
Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ quy định sáng chế được coi là có tính mới thì sáng chế đó chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác. Để được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Nói tóm lại là sáng chế đó chưa được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Có trình độ sáng tạo
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Khi đánh giá về trình độ sáng tạo, xét nghiệm viên (của Cục SHTT) sẽ xác định xem liệu các đặc tính kỹ thuật cơ bản của sáng chế đang được xem xét đã được bộc lộ trong giải pháp kỹ thuật đã biết hay chưa, và liệu sự kết hợp các đặc tính kỹ thuật cơ bản có hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật có liên quan hay không. Một sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu nó là kết quả của hoạt động sáng tạo và không phải là hiểu biết chung thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan.
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp
Sáng chế phải có khả năng áp dụng công nghiệp mới đủ điều kiện bảo hộ sáng chế dưới danh nghĩa cấp Bằng độc quyền sáng chế.
Để sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp thì nó phải thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm bằng hình thức công nghiệp hoặc thủ công.
Ai là người có đủ điều kiện được bảo hộ sáng chế ?
Điều 86 Luật SHTT quy định cá nhân/tổ chức có quyền đăng ký sáng chế gồm:
– Là tác giả, người tạo ra sáng chế
– Cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, phương tiện vận chất cho tác giả tạo ra sáng chế
Đối tượng không được bảo hộ sáng chế
Điều 59 Luật SHTT quy định các đối tượng không đủ điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế gồm:
– Giải pháp mang đặc tính thẩm mỹ;
– Phát minh;
– Lý thuyết khoa học;
– Phương pháp toán học;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật mang bản chất sinh học;
– Giống thực động vật;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
>>Tham khảo: Quy trình đăng ký bằng sáng chế 2022
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...