Khi điều tra, xét xử những vụ án có đối tượng là người chưa thành niên phạm tội, Luật hình sự luôn đề ra một nguyên tắc cố định rằng nếu không cần thiết phải áp dụng các hình phạt thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác nên ưu tiên sử dụng các biện pháp tư pháp để giáo dục, răn đe người chưa thành niên phạm tội. Những biện pháp này có tác dụng giáo dục nhân cách nhưng không tác động mạnh đến tâm lý, lý lịch tư pháp…của người chưa thành niên nhằm giúp họ có những cơ hội thuận lợi để làm lại cuộc đời. Theo tinh thần đó, nội dung của Bộ luật hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi có lợi hơn về việc áp dụng các biện pháp tư pháp cho người chưa thành niên phạm tội.
1. Về tên gọi
– BLHS năm 1999 gọi chung các biện pháp này là các biện pháp tư pháp.
– BLHS năm 2015 gọi các biện pháp này gồm “các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự” và “biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng”.
2. Về thẩm quyền áp dụng
– BLHS năm 1999 quy định cho Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội.
– BLHS năm 2015, ngoài tòa án, đối với những biện pháp khác nhau thì các cơ quan tiến hành tố tụng khác (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) theo từng giai đoạn của quá trình tố tụng có thể áp dụng các biện pháp nêu trên. Điều này là thuận lợi cho người chưa thành niên vì không nhất thiết phải trải qua tất cả quá trình tố tụng mà có thể kết thúc từ giai đoạn điều tra, truy tố.
3. Về số lượng các biện pháp
– BLHS năm 1999 quy định có hai biện pháp tư pháp gồm “Giáo dục tại xã, phường, thị trấn” và “Đưa vào trường giáo dưỡng”.
– BLHS năm 2015 quy định nhiều biện pháp áp dụng hơn gồm: Khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn và giáo dục tại trường giáo dưỡng.
4. Về căn cứ áp dụng
– Các biện pháp tư pháp được quy định tại BLHS 1999 chỉ áp dụng đối với các trường hợp tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng (giáo dục tại xã, phường, thị trấn) hoặc có căn cứ về tội nghiêm trọng, môi trường sống, nhân thân không phù hợp (đưa vào trường giáo dưỡng).
– BLHS 2015 đã chỉ ra các căn cứ rất rõ ràng cho việc áp dụng các biện pháp nêu trên. Phạm vi áp dụng cũng được mở rộng ra hơn: áp dụng đối với cả một số tội rất nghiêm trọng. Việc này giúp người chưa thành niên sẽ có nhiều cơ hội được áp dụng các biện pháp giáo dục nhẹ nhàng hơn thay vì phải chịu các hình phạt, đặc biệt là hình phạt tù.
⇒ Kết luận, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có những thay đổi tích cực trong các biện pháp tư pháp nói chung áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là những quy định cụ thể hóa nguyên tắc nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội, giúp họ có được môi trường giáo dục, làm lại cuộc đời sau khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật mà không cần thiết phải áp dụng các hình phạt nặng nề về thể chất, tinh thần. Đây là những biện pháp phù hợp đối với tâm lý, kỹ năng, kiến thức chưa trưởng thành của người chưa thành niên.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.