Trong thời gian gần đây, trên báo đài và trên mạng xã hội có đưa tin về các vụ việc: một nhóm người thường đi 2, 3 xe máy dàn cảnh va chạm giao thông với các nạn nhân là nữ giới – sau đó cố tình to tiếng để xảy ra cãi vã rồi nhân lúc nạn nhân không cảnh giác đã lấy, giật đồ của nạn nhân tại Hà Nội. Đặc biệt là các địa điểm Tây Sơn – Chùa Bộc, Cầu Giấy.
Sau đây mời bạn đọc cùng TGS Law xem xét về hành vi này dưới góc độ pháp luật.
Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, các hành vi này sẽ thuộc nhóm các tội về xâm phạm quyền sở hữu được quy định tại chương XIV Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Các hành vi này sẽ bị truy tố về một trong các tội sau đây:
Trưởng hợp 1. Tội trộm cắp tài sản
Trong tình huống này, nếu các đối tượng thực hiện hành vi lén lút lấy tài sản của nạn nhân trong lúc nạn nhân không biết do đang tập trung vào vụ va chạm giao thông. Sau khi giải quyết xong vụ va chạm thì phát hiện ra mình bị mất đồ. Như vậy hành vi này có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 tùy thuộc vào giá trị tài sản bị trộm cắp hoặc nhân thân của những đối tượng này theo quy định tại khoản 1 Điều 138.
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị mất hoặc nhân thân của người phạm tội mà hành vi có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở đây nhóm đối tượng này đã phải lên kế hoạch cụ thể như là: nạn nhân là nhóm người nào; va chạm giao thông như thế nào; lấy đồ như thế nào; ai sẽ đảm nhận công việc gì; công cụ cần chuẩn bị;… nó đã thể hiện tính chất có tổ chức trong hành vi phạm tội. Do đó, nếu cấu thành tội trộm cắp tài sản thì hành vi phạm tội sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 138:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
- Có tổ chức”
Trường hợp 2: Tội cướp giật tài sản
Nếu các đối tượng thực hiện hành vi nhân lúc nạn nhân không cảnh giác đã nhanh chóng giật lấy túi đồ – chiếm đoạt tài sản của họ khi họ đang chiếm giữ tài sản thì hành vi sẽ cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 136 Bộ luật hình sự.
Nếu như tội trộm cắp tài sản còn cần phải căn cứ vào giá trị tài sản bị mất hay yếu tố về nhân thân để xác định có phạm tội hay không nhưng với tội cướp giật tài sản thì chỉ cần có hành vi cướp giật xảy ra thì đã cấu thành tội phạm mà không cần xem xét đến giá trị tài sản hay nhân thân của người phạm tội. Bởi lẽ tội cướp giật tài sản là tội phạm có tích chất nguy hiểm hơn, cần phải răn đe và trừng phạt nặng hơn so với tội trộm cắp tài sản. Có lẽ bạn đọc vẫn còn nhớ vụ án một nam sinh giật mũ của một nữ sinh, sau đó nam sinh này bị gia đình bạn nữ tố cáo. Và cuối cùng nam sinh này đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản, dù cho giá trị của chiếc mũ chỉ đáng giá vài chục nghìn đồng. Mặc dù vụ án này còn có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc kết tội bị cáo trong vụ án này. Nhưng chúng tôi xin phép không bàn luận về vụ án này ở đây.
Cộng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: phạm tội có tổ chức như đã phân tích ở trên thì các đối tượng phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự.
Các đối tượng phạm tội ngày càng có nhiều thủ thuật và thủ đoạn phạm tội tinh vi do đó chúng ta phải thật đề phòng và luôn cảnh giác. Hạn chế mang theo các tài sản có giá trị, nếu bắt buộc phải mang theo thì nên bảo quản trong cốp xe hoặc có người đi cùng.
Chúc bạn đọc luôn an toàn!
Trân trọng!
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.