Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng hài hòa. Giữa họ sẽ có lúc xảy ra những bất đồng về quyền và lợi ích. Trong một thời điểm nhất định, những bất đồng đó có thể phát triển thành các tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đến bản thân và gia đình người lao động, thậm chí còn có thể tác động đến an ninh và trật tự công cộng cũng như đời sống kinh tế chính trị toàn xã hội. Bởi vậy, để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn và tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động, pháp luật đã quy định cụ thể về nguyên tắc cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.
»Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động, Khoản 2 Điều 194 Bộ Luật Lao động 2012 quy định: “Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.” Như vậy, pháp luật lao động đã quy định thực hiện hòa giải là nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Hòa giải luôn là con đường hữu hiệu để giải quyết tranh chấp của các chủ thể. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất nghiêm trọng của một số trường hợp tranh chấp, pháp luật quy định cho những trường hợp tranh chấp lao động sau có thể lựa chọn giải quyết tại Tòa án mà không cần thông qua thủ tục hòa giải:
Tranh chấp lao động về:
– Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
– Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...