Câu hỏi :
Tôi và chồng tôi kết hôn được 5 năm, trong quá trình sinh sống chúng tôi xảy ra mâu thuẫn. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn để giải thoát cho cả hai. Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi đơn phương ly hôn thì có phải hòa giải hay không? Nếu có thì hòa giải mấy lần?

Luật sư TGS tư vấn hỗ trợ :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Có hai hình thức ly hôn là Ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn, dù là ly hôn theo hình thức nào thì cũng phải thực hiện thủ tục hòa giải.
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về hòa giải thì việc hòa giải cơ sở được khuyến khích thực hiện :
+ Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”
+ Nghĩa là khi tiến hành các thủ tục ly hôn việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích. Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cụm dân cư khác như xã, phường, thị trấn. Theo quy định này, thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng; bởi mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ; giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình.
+ Đối với thủ tục tố tụng tại Tòa án thì theo Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 hòa giải là một trong những thủ tục bắt buộc. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Như vậy, khi giải quyết đơn phương ly hôn, thông thường sẽ qua hai lần hòa giải, tuy nhiên số lần hòa giải thực tế còn phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của 2 bên. Nếu đến ngày triệu tập mà đương sự không lên tòa thì tất nhiên không thể tổ chức buổi hòa giải, vì hòa giải là việc 2 bên thỏa thuận với sự tham gia của bên thứ 3 là tòa án.
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay Thủ tục ly hôn thuận tình và Thủ tục ly hôn đơn phương
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.