Luật hình sự – Chiếm đoạt tài sản
NGƯỜI KHÁC LẤY TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CỦA MÌNH ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÌ MÌNH CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Câu hỏi:
Trước đây em có chạy quảng cáo trên facebook và lập một tài khoản ngân hàng với mục đích duy nhất là chạy quảng cáo (chứng minh thư lúc em lập tài khoản ngân hàng không phải chính chủ). Tuy nhiên trong quá trình sử dụng do số lượng thẻ nhiều và bảo quản thẻ lỏng lẻo em đã để người khác lấy mất thẻ và dùng thẻ đó để đi lừa đảo cụ thể là hack tài khoản facebook của người quen số tiền là 20 triệu đồng rồi chuyển tiền vào tài khoản đó.Hiện giờ người bị lừa đã gửi hồ sơ lên công an để điều tra. Vậy xin hỏi em có phải chịu hình phạt gì không và nếu trong trường hợp em giải quyết và bồi thường được với người bị hại thì có thể xin rút hồ sơ điều tra không?
Chiếm đoạt tài sản
Trả lời
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tạo các tài khoản để thực hiện việc kinh doanh. Tuy nhiên, do không quản lý chặt chẽ dẫn đến việc người khác lợi dụng tài khoản này để chiếm đoạt tiền của các cá nhân khác. Người thực hiện hành vi hack facebook có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 do có thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền 21 triệu đồng của người khác.
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”
Công ty luật TGS
Như vậy, chỉ khi bạn thực hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đó là hành vi “ dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản ” thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Còn nếu bạn không thực hiện hành vi có trong cấu thành tội phạm thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự . Nếu trong quá trình bạn sử dụng chứng minh thư để tạo các tài khoản có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý với hành vi đó. Tuy nhiên vì người đó đã sử dụng các thẻ bạn tạo lập để thực hiện hành vi nên bạn cần có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an để xác định đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo.
Trường hợp nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì việc bạn hoặc người có hành vi này tự nguyện bồi thường thì cơ quan có thẩm quyền vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì tội phạm này không thuộc các tội phạm chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
- Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy cũng có nghĩa là kể cả khi bạn tự nguyện xin bồi thường thiệt hại và người bị hại xin rút đơn thì cơ quan điều tra vẫn sẽ tiến hành điều tra và khởi tố vụ án vì tôi “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là tôi không nằm trong các tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 155 Luật hình sự khi chỉ khởi tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại.
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.