Công việc của Luật TGS hàng ngày là làm về mảng sở hữu trí tuệ như: sáng chế, nhãn hiệu,… đặc biệt là sáng chế. Khi chúng tôi làm việc với các khách hàng và đối tác ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung, chúng tôi nhận thấy hồ sơ của họ thường bị trả lại vì nội dung của sáng chế không nêu được hết đặc tính kĩ thuật, đặc điểm mang tính mới, yêu cầu không giống hình vẽ, hoặc hình vẽ không chuẩn; điều này khiến hồ sơ đăng ký sáng chế phải trải qua quá trình chi phí đắt đỏ, thời gian dài lâu, thậm chí mất tiền nhưng không đạt được mục đích – mệt mỏi.
Vì thế, chúng tôi sẽ chia sẻ cách viết đơn sáng chế theo hướng dẫn WIPO. Kĩ năng này là kĩ năng rất có giá trị trên thị trường Việt Nam và quốc tế.
Các nội dung của đơn đăng ký sáng chế thường bao gồm các phần sau:
– Phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế nêu các giải pháp kỹ thuật đã biết và nhược điểm của chúng mà trên cơ sở
đó sáng chế được tạo ra;
– Phần phần bản chất kỹ thuật của sáng chế đề cập đến nội dung của yêu cầu bảo hộ;
– Phần mô tả chi tiết và hình vẽ minh họa yêu cầu bảo hộ thông qua việc bộc lộ đầy đủ bản chất kỹ thuật về
sáng chế;
– Yêu cầu bảo hộ: xác định phạm vi bảo hộ độc quyền của sáng chế;
– Bản tóm tắt sáng chế chủ yếu nhằm mục đích trợ giúp người tra cứu sáng chế và thường có rất ít thông tin
nội dung.
*Lưu ý: Tránh đặt tên sáng chế có tính mô tả quá hẹp cho dù tên sáng chế đó là đủ để chỉ đối tượng của sáng chế.
»Download mẫu tờ khai đăng ký sáng chế TẠI ĐÂY
Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế theo WIPO
Phần Yêu cầu bảo hộ
Một trong số những việc cần phải thực hiện đầu tiên là lập yêu cầu bảo hộ cho sáng chế. Yêu cầu bảo hộ là nội dung có tính chất pháp lý của đơn đăng ký sáng chế; mọi thứ đều diễn ra xoay quanh yêu cầu bảo hộ.
Yêu cầu bảo hộ chi tiết là bức tranh bằng chữ chi tiết về sáng chế. Yêu cầu bảo hộ thường chứa các dấu hiệu nhất định mà không nhất thiết tạo ra tính mới, tuy nhiên, vẫn phải là một phần của một sản phẩm chứa đựng sáng chế.
Ví dụ, yêu cầu bảo hộ chi tiết về một chiếc ôtô có hình dạng khí động học mới có thể bao gồm các bánh của xe ngay cả khi các bánh xe đó không phải là dấu hiệu mới. Trên thực tế, việc đưa bánh xe vào yêu cầu bảo hộ chi tiết có thể giúp người soạn thảo đơn nhận ra rằng bánh xe không phải là nội dung của sáng chế và không cần đưa vào yêu cầu bảo hộ. Vì vậy, điểm yêu cầu bảo hộ chi tiết có thể là rất hữu ích đối với người soạn thảo đơn đăng ký sáng chế nhưng hiếm khi họ soạn thảo được yêu cầu bảo hộ có phạm vi rộng nhất đối với sáng chế.
Do tầm quan trọng đặc biệt của yêu cầu bảo hộ, người làm đơn nên xem xét cẩn thận nội dung này sau khi soạn thảo bản mô tả sáng chế. Một khi đã xây dựng xong yêu cầu bảo hộ, đại diện sáng chế cần kiểm tra các hình vẽ và bản mô tả sáng chế để xem liệu các thuật ngữ có trong yêu cầu bảo hộ đã được mô tả và bộc lộ một cách hợp lý chưa. Ví dụ, giả sử đại diện sáng chế đã sử dụng thuật ngữ có tính trừu tượng cao trong yêu cầu bảo hộ như “vật liệu bám sàn” cho “chân ghế”, nhưng sau đó, đại diện sáng chế lại sử dụng thuật ngữ khác trong bản mô tả sáng chế, ví dụ, “miếng bám gắn vào chân ghế – đó chỉ là một ví dụ về vật liệu bám sàn phù hợp
để sử dụng trong việc thể hiện sáng chế.”
Nên lập yêu cầu bảo hộ trước khi soạn thảo bản mô tả thì đại diện sáng chế sẽ biết được các thuật ngữ cần
được mô tả trong bản mô tả sáng chế.
Phần Bản mô tả chi tiết hoặc mô tả sáng chế
Phần mô tả chi tiết sẽ làm cho yêu cầu bảo hộ trở nên sinh động hơn và giải thích đầy đủ hơn về sáng chế cho người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật này có thể hiểu và thực hiện được sáng chế.
Phần mô tả chi tiết sáng chế phải gắn với hình vẽ. Nội dung của phần này không được sửa sau khi đã nộp đơn. Do đó, người làm đơn phải bảo đảm rằng phần mô tả chi tiết bộc lộ thông tin kỹ thuật ở mức độ phù hợp tại ngày nộp đơn vì sẽ không được thay đổi nội dung của phần này sau khi đã nộp. Người nộp đơn cũng không thể sửa đơn để bổ sung các thông tin kỹ thuật mới trong quá trình xử lý đơn.
Do đó, đại diện sáng chế phải lưu ý đơn đăng ký sáng chế phải phản ánh được các tài liệu bộc lộ thông tin do tác giả sáng chế cung cấp, cung cấp thông tin đủ để người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật này có thể tái tạo sáng chế, và cung cấp thông tin đủ sâu để thu hẹp phạm vi của yêu cầu bảo hộ trong quá trình xử lý đơn nhằm tránh trùng với giải pháp kỹ thuật đã biết.
Nếu đơn có yêu cầu bảo hộ cho nhiều sáng chế khác nhau thì đại diện sáng chế có thể phải lựa chọn một số điểm yêu cầu bảo hộ nhất định nếu muốn được thẩm định viên xem xét.
Đơn đăng ký sáng chế phải bộc lộ phương pháp tối ưu nhất để thực hiện sáng chế mà tác giả sáng chế biết. Về cơ bản, đơn không được che giấu những khía cạnh tối ưu của sáng chế với những người cố gắng chế tạo và sử dụng sáng chế.
Khi xây dựng bản mô tả sáng chế, tránh sử dụng các cụm từ như “sáng chế là ..”, mà thay vào đó, nên sử dụng
các cụm từ như “theo phương án thực hiện này của sáng chế”. Điều đó sẽ bảo đảm rằng yêu cầu bảo hộ sáng chế có được sự giải thích rộng nhất có thể.
Phần Hình vẽ
Người nộp đơn phải chuẩn bị các tài liệu minh họa tốt nhất về sáng chế. Hình vẽ là phần quan trọng nhất của đơn sáng chế sau yêu cầu bảo hộ bởi ở một số nước yêu cầu mỗi điểm yêu cầu bảo hộ phải được thể hiển trên hình vẽ.
Nếu có thể, hình vẽ nên giải thích sáng chế một cách chi tiết đến mức mà phần mô tả chỉ đơn thuần khẳng định lại các thông tin đã có trên hình vẽ bằng các từ ngữ. Tuy nhiên cũng tránh cung cấp quá nhiều thông tin chi tiết trên hình vẽ, trừ khi có sự giải thích kèm theo trong phần mô tả để giải thích rằng các chi tiết bổ sung đó có liên quan nhưng không phải là một phương án thực hiện sáng chế.
Các bộ phận được thể hiện trên hình vẽ thường kèm theo mô tả ngắn gọn bằng chữ và một số chỉ dẫn, ví dụ “đồng hồ 102”. Người đọc có thể thấy “đồng hồ 102” trong phần mô tả chi tiết.
Nên sử dụng cách đánh số phù hợp để làm số chỉ dẫn. Theo một cách, số chỉ dẫn dùng để đánh số đầu tiên gồm hai ký tự. Điều này sẽ giúp đơn giản hoá việc bổ sung hình vẽ mới trong các dự thảo. Cách đánh số thứ hai là bộ phận chính sẽ được gán một số chỉ dẫn có một con số và sau đó bộ phận phụ bất kỳ sẽ được gán các con số chứa số chỉ dẫn của bộ phận chính.
Đơn đăng ký sáng chế cũng nên có danh mục hình vẽ ở giữa phần bản chất kỹ thuật và phần mô tả chi tiết sáng chế của sáng chế. Phần hình vẽ bắt đầu với một đoạn thông tin để chỉ ra rằng hình vẽ sẽ minh họa sáng chế theo một hoặc một số phương án thực hiện sáng chế (chứ không minh họa sáng chế).
Hình vẽ cần bảo đảm rằng là đầy đủ và không bỏ qua một chi tiết quan trọng bất kỳ. Đại diện sáng chế có thể giải thích đầy đủ trong phần mô tả sáng chế để khắc phục sự thiếu sót trên hình vẽ – nhưng không nên dựa vào việc đã mô tả chi tiết để bù lại những thiếu sót về hình vẽ.
Phần Tình trạng kỹ thuật của sáng chế
Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về tình trạng kỹ thuật của sáng chế. Phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế thường được coi là giải pháp kỹ thuật đã biết vì đã được tác giả sáng chế bộc lộ.
Một số Cơ quan sáng chế quy định tương đối nghiêm ngặt về việc bộc lộ sáng chế trong phần tình trạng kỹ thuật – đó là một trong số các lý do tại sao đại diện sáng chế nên soạn thảo đoạn này cẩn thận.
Phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế là đôi khi chính sáng chế phải gắn với “sự hiểu biết mới” về tình trạng kỹ
thuật. Nếu sự hiểu biết mới này được mô tả trong phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế thì rất có thể những dấu hiệu mới nhất của sáng chế cũng được mô tả ở đó, dù đó không phải là chỗ để mô tả tính mới của sáng chế.
Do đó, phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế nên ngắn gọn, đề cập đến các giải pháp kỹ thuật đã biết và nhược điểm của chúng mà trên cơ sở đó sáng chế được tạo ra. Phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế có thể mô tả chi tiết về giải pháp kỹ thuật đã biết, nhưng điều này phải được viết để không làm bộc lộ giải pháp kỹ thuật mà sẽ được mô tả trong phần mô tả sáng chế. Phần này cần được soạn thảo để cho người đọc nghĩ rằng “Ồ, không biết ai có thể giải quyết được vấn đề này!”.
Không nên soạn thảo phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế trước tiên. Bởi sẽ có rủi ro khi soạn thảo phần
này trước các phần khác. Viết sau nhưng lại đặt ở đầu. Nếu muốn soạn thảo phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế trước thì sẽ có rủi ro rằng người đó có thể dành quá nhiều thời gian cho phần này và nó cũng có thể sẽ quá dài và quá chi tiết, đặc biệt đây lại là một trong số những nội dung ít quan trọng nhất của bản mô tả sáng chế. Thông thường, người ta sẽ chờ đến khi soạn thảo xong phần mô tả chi tiết rồi mới viết phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế.
Phần Bản tóm tắt sáng chế
Phần này nên được viết một cách rất rõ ràng bằng ít từ ngữ nhất có thể. Đại diện sáng chế có thể sử dụng đoạn
đầu tiên của phần bản chất kỹ thuật của sáng chế làm nội dung của phần này.
Điều rủi ro là phần này có thể bộc lộ dấu hiệu kỹ thuật nào đó có khả năng được bảo hộ nhưng lại không được đề cập trong bản mô tả sáng chế. Đây là sai lầm phổ biến của những người có xu hướng viết phần tóm tắt đầu tiên nhưng không xem lại sau khi hoàn tất đơn sáng chế. Khi xem bản tóm tắt đã được soạn thảo, người làm đơn phải luôn tự hỏi: “Có phải tất cả dấu hiệu đã được bộc lộ trong bản mô tả sáng chế rồi không?” Nếu câu trả lời là “chưa” thì nên có sự bổ sung cho bản mô tả hoặc sửa bản tóm tắt.
Phần Bản chất kỹ thuật của sáng chế
Không phải tất cả hệ thống pháp luật đều yêu cầu đơn đăng ký sáng chế phải có phần bản chất kỹ thuật của sáng chế. Tuy nhiên, phần này lại được thực hiện trong nhiều hệ thống pháp luật, cho dù pháp luật không có quy định. Do đó, đại diện sáng chế cần hiểu chính xác các yêu cầu và tập quán liên quan đến phần bản chất kỹ thuật của sáng chế trong hệ thống pháp luật mà mình quan tâm.
Nên soạn thảo phần này bằng cách lấy các điểm yêu cầu bảo hộ độc lập trong đơn và biến chúng thành một đoạn tóm tắt. Cách thức này có ưu điểm là sẽ có được những từ ngữ chính xác dùng trong yêu cầu bảo hộ.
Phần này nên soạn thảo cuối cùng của đơn đăng ký sáng chế và không nên viết phần bản chất kỹ thuật của sáng chế cho đến khi đã soạn xong bản mô tả sáng chế.
Khi viết, cần tránh viết dưới dạng “tổng quát” vượt quá phạm vi yêu cầu bảo hộ của sáng chế:
– Thứ nhất, nếu phần bản chất kỹ thuật “siêu rộng” sẽ làm phát sinh thêm các giải pháp kỹ thuật mà có thể dùng để từ chối cấp bằng độc quyền cho sáng chế. Việc gắn sáng chế với một đối tượng có phạm vi rộng sẽ là rất khó, nếu không muốn nói là không thể, giải thích trong quá trình thẩm định đơn rằng sáng chế không có liên quan đến những giải pháp kỹ thuật đã biết này.
– Thứ hai, phần bản chất kỹ thuật rộng và tổng quát thường có chứa những phương pháp nhỏ hoặc có ý nghĩa không đáng kể – hay nói cách khác là không được giải thích trong bản mô tả. Điều này tạo ra kẽ hở để bất cứ người nào cũng có thể sử dụng để yêu cầu từ chối cấp bằng độc quyền cho sáng chế, đặc biệt là trong vụ kiện liên quan đến việc tác giả sáng chế không bộc lộ đầy đủ về sáng chế vì “phần bản chất kỹ thuật của sáng chế” có đề cập đến một số đối tượng mà không được bộc lộ trong bản mô tả sáng chế.
– Thứ ba, phần bản chất kỹ thuật của sáng chế “siêu rộng” thường đưa ra các gợi ý mơ hồ về những điểm yêu cầu bảo hộ không thuộc phạm vi của sáng chế. Khách hàng sẽ không hài lòng nếu đại diện sáng chế đã không tìm cách bảo hộ toàn bộ phạm vi của sáng chế.
Sau khi nộp đơn, bạn phải lập một hồ sơ cho đơn đăng ký sáng chế tạm thời, chứa bản sao của mọi thứ mà bạn đã nộp cho Cơ quan sáng chế, bao gồm các biểu mẫu và bản sao hóa đơn nộp lệ phí. Hồ sơ cũng có thể bao gồm hóa đơn gốc thu phí gửi thư của bưu điện trên đó có ghi ngày gửi đơn. Vì vậy, nếu Cơ quan sáng chế không cấp cho đơn đăng ký sáng chế của bạn một ngày nhận đơn phù hợp, bạn sẽ có mọi thứ để yêu cầu Cơ quan sáng chế cấp cho bạn một ngày nộp đơn phù hợp hơn – là ngày cực kỳ quan trọng để bảo vệ quyền của khách hàng trong việc nhận được bằng độc quyền sáng chế. Cần phải lưu ý rằng chậm một ngày có thể sẽ là quá muộn.
»Xem chi tiết Tài liệu hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế theo WIPO tại đây: