Hỏi đáp hình sự:
Thưa luật sư, gần đây xã hội bàn tán xôn xao về vụ Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xét xử vụ án dâm ô đối với trẻ em của bị cáo Nguyễn Khắc Thủy giảm từ 3 năm tù giam xuống 18 tháng tù giam và cho hưởng án treo
Vậy, tội muốn hỏi án treo được quy định như thế nào theo pháp luật và người phạm tội cần phải đáp ứng những điều kiện gì mơid được Tòa án cho hưởng án treo?
Bản án treo trong vụ việc Nguyễn Khắc Thủy
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “án treo và điều kiện được hưởng án treo” thì luật sư bào chữa tố tụng hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS sẽ đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc nêu trên như sau
Có thể hiểu án treo là một biện pháp tha, miễn được quy định trong bộ luật hình sự. Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Khi người phạm tội bị kết án và áp dụng hình phạt tù có thời hạn, nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật thì có thể được tòa án tuyên phải chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Khi đó, người phạm tội không phải chấp hành hình phạt tù trong các trại giam, trại tạm giam hoặc cơ sở giam giữ khác mà được đưa về địa phương để quản lý, giáo dục. Người được hưởng án treo phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, nếu vi phạm thì Tòa án sẽ buộc họ chấp hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ mà không được tiếp tục chấp hành hình phạt tại địa phương nữa
Như vậy, án treo là một biện pháp tha, miễn cho người bị phạt tù. Để được hưởng ưu đãi này phải có những điều kiện nhất định, phân tích cụ thể sau đây
- Điều kiện chung theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015
Để được hưởng án treo, người phạm tội trước tiên phải đáp ứng được điều kiện chung theo quy định tại Khoản 1, điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau: Phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm”. Tuy nhiên, đây chỉ là những điều kiện chung, Bộ luật hình sự năm 2015 chưa giải thích được rõ ràng những tình tiết nhân thân và tình tiết giảm nhẹ là như thế nào
- Điều kiện chi tiết được hướng dẫn
Hiện nay, đã có những văn bản hướng dẫn chi tiết về điều kiện để cho người phạm tội bị phạt tù được hưởng án treo cụ thể là Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
Cụ thể về điều kiện được hưởng án treo quy định tại Điều 6, Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP và được sửa đổi tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP như sau
-Bị xử phạt không quá 3 năm tù giam, đối với các tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng. Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo
– Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng. Tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP đã bổ sung nhiều điều kiện chặt chẽ hơn đối với người đã bị kết tội nhưng được xóa án tích, đã bị phạt hành chính nhưng hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, theo đó đã đặt ra 1 thời hạn tối thiểu là 1 hoặc 2 năm kể từ khi được xóa án tích, hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính cho đến khi phạm tội mới, thì mới được hưởng án treo
– Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS năm 1999 (nay là điều 51 BLHS năm 2015). Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên
– Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
Trên đây là ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề “án treo và điều kiện áp được hưởng án treo” được đưa ra bởi luật sư hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài đọc!
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.