Vấn đề xoay quanh quyền tác giả đối với hành vi sử dụng âm nhạc tại các lớp dạy nhảy hay các lớp tập thể dục trên nền nhạc. Các trung tâm dạy nhảy này thường sử dụng các bài hát có tính xu hướng, mới ra mắt để biên động tác, gợi lên sự hào hứng của khách hàng. Vì thế, bên cạnh động tác thì âm nhạc cũng là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng lựa chọn chi tiền cho dịch vụ của trung tâm này hay trung tâm khác. Và nếu vậy, các chủ sở hữu quyền tác giả các bản nhạc kể trên sẽ có quyền lợi như thế nào ?
Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) thì theo quy định của pháp luật khi sử dụng các tác phẩm âm nhạc thì phải được sự cho phép từ tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đó, trừ một số trường hợp được pháp luật cho phép.
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn; là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và người trình bày tác phẩm đó được bảo hộ quyền liên quan.
Theo đó, nếu muốn sử sụng các tác phẩm âm nhạc bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ một số trường hợp quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ như sau:
– Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy;
– Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức;
– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị…
Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì việc dùng ca khúc cũng phải:
– Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát;
– Không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của bài hát.
Luật sư Tuấn nhận định các trung tâm sử dụng các bài hát nhằm thu hút khách hàng lựa chọn chi tiền cho dịch vụ của trung tâm là việc tuyên truyền có thu tiền. Như vậy, các trung tâm sử dụng các tác phẩm âm nhạc nhằm thu hút khách hàng lựa chọn thi tiền cho các dịch vụ của trung tâm cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Tuy nhiên, Luật sư Tuấn cũng cho rằng, mặc dù hiện nay đã có các quy định về các quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc, tuy nhiên, các quy định này còn chưa cụ thể, rõ ràng khiến cho việc áp dụng trở nên khó khăn, khó tiếp cận. Qua đó, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn, giúp cho mọi người có thêm hiểu rõ về các quy định của pháp luật cũng như các cách thức áp dụng các quy định của pháp luật thêm hiệu quả hơn.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...