Ông bà nội tôi có một thửa đất ở 450m2. Năm 2009 bà nội tôi mất, năm 2015 thì ông nội tôi mất, cả hai người đều không để lại di chúc. Sống cùng ông bà tôi là người bác cả, nay bác cả muốn bán toàn bộ thửa đất đó mà không có trao đổi gì với bố tôi. Theo tôi được biết thì thửa đất do ông bà khai hoang để ở và được nhà nước cấp sổ đỏ rồi.
Vậy, xin hỏi luật sư:
- Do thửa đất là của ông bà để lại thì bố tôi có được hưởng phần di sản nào không?
- Bố tôi muốn đòi lại phần di sản của mình thì cần làm những gì?
Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Do thửa đất là của ông bà để lại thì bố tôi có được hưởng phần di sản nào không?
Ông bà của bạn khi chết đã không để lại di chúc phân chia di sản của mình sau khi chết, vì vậy di sản là quyền sử dụng đất được chia theo quy định của pháp luật khi căn cứ vào Điều 650 Bộ luật Dân sự. và những người được hưởng di sản thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự.
Người bác của bạn đã tự ý chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất sang cho người khác đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. tại khoản 2 Điều 651 BLDS thì những người thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, có thể hiểu là bố bạn được hưởng ½ quyền sử dụng đất đối với thửa đất do ông bà của bạn để lại.
Bố tôi muốn đòi lại phần di sản của mình thì cần làm những gì?
Trường hợp của bạn khi các bên tranh chấp là người thân trong gia đình thì mọi người nên cùng ngồi lại với nhau thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế.
trường hợp cá bên không thỏa thuận được, căn cứ Điều 203 Luật Đất đai quy định:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Như vậy, bố bạn nên khởi tiện tại tòa án để được giải quyết. Căn cứ Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi có thửa đất có thẩm quyền giải quyết.
Thành phần hồ sơ khởi kiện chia thừa kế:
+ Đơn khởi kiện;
+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
+ Bản kê khai các di sản;
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí và giải quyết vụ án.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.