Hiện nay trên mạng internet, mạng xã hội đang công khai quảng cáo các website, app, sàn giao dịch tiền ảo (tiền điện tử), ngoại hối (dựa trên các chỉ số chênh lệch mệnh giá của các cặp tiền).
Với sự ra đời của công nghệ blockchain, nhiều website, app quảng bá, mời chào, người chơi (nhà đầu tư) với cam kết “an toàn” trên những sàn giao dịch ảo. Tuy nhiên, thực tế người chơi (nhà đầu tư) giao dịch, mua bán tiền ảo, ngoại hối luôn đối mặt nhiều rủi ro như: hacker xâm nhập đánh cắp tài khoản; các sàn giao dịch ảo ôm “lệnh” người chơi không có khả năng chi trả, lệnh chậm hoặc bị điều chỉnh.v.v.
Chúng tôi có mời đến Luật sư Nguyễn Đức Hùng, phó phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS để cùng trao đổi một số vấn đề pháp lý liên quan.
1. Ở góc nhìn luật pháp xin Luật sư cho biết pháp luật Việt Nam quy định cụ thể vấn đề này như thế nào?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng:
Hiện nay, giao dịch ngoại hối và đầu tư tiền ảo là một loại thị trường mới, đã từng mang lại nhiều khoản lợi nhuận đáng kể cho người tham gia.
Mỗi một loại đều có nguyên tắc và tính chất riêng biệt, như hoạt động đầu tư ngoại hối bản chất là kinh doanh qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ nhờ Bockchain để đảm bảo, người tham gia thu lời từ việc giao dịch những cặp tiền tệ có sự chênh lệch, dao động về tỷ giá. Còn đầu tư tiền ảo là một dạng tiền kỹ thuật số được tạo ra bởi các nhà phát triển và được chấp nhận sử dụng trong một cộng đồng từ ảo đến thực tế mặc dù không nhất thiết nhưng lại thường gắn với tiền pháp định theo một tỷ giá nhất định; người đầu tư tiền ảo kiếm lời cũng nhờ sự chênh lệch tỷ giá và hoạt động “đào tiền ảo” bằng cách sử dụng tài nguyên tính toán để giải quyết các phép toán để nhận thưởng.
Nhưng nhìn chung, dù là hoạt động đầu tư tiền ảo hay đầu tư ngoại hối đều có những rủi ro khôn lường tới những người tham gia và đối với toàn xã hội.
Về ngoại hối vốn là hiện tượng không phải là mới có trong thị trường do vậy nước ta đã có những quy định pháp luật liên quan để điều chỉnh chẳng hạn như Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 hay một số các quy định liên quan trong Nghị định 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Còn với tiền ảo, vốn là khá mới do vậy pháp luật nước ta chưa có những quy định cụ thể mà chỉ có những quy định liên quan trong Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, và Nghị định 101/2012, Nghị định 80/2016 về thanh toán trong dùng tiền mặt.
2. Công dân có được tham gia mua bán (đầu tư) ngoại hối, tiền ảo hay không?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng:
Về ngoại hối, Theo Khoản 1 Điều 28 và Khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 chỉ có ngân hàng, các tổ chức tín dụng được phép mới có thể kinh doanh ngoại tệ và cung ứng các dịch vụ ngoại hối.
Như vậy Công dân không được phép tham gia mua bán (đầu tư) ngoại hối dưới bất kỳ hình thức nào.
Về tiền ảo, ngày 21/07/2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
3. Tổ chức, các nhân có được lập sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo hay không?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng:
Về tiền ảo, do chính nó là phương tiện thanh toán bị cấm, cho nên dù là mua bán hay lập sàn giao dịch đều bị cấm, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Còn với giao dịch ngoại hối, chỉ có các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được phép mới được lập sàn giao dịch. Do vậy Công dân nếu không thành lập một Ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì sẽ không đủ điều kiện để lập sản giao dịch.
4. Hành vi vi phạm được xử lý như thế nào?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng:
Về hành vi giao dịch ngoại hối trái phép, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định 88/2019. Với lượng giá trị vi phạm nhỏ thì có thể sẽ bị xử phạt cảnh cáo, nhưng với số lượng lớn hơn thì người tham gia có thể bị xử phạt lên tới 250 triệu đồng. Ngoài ra còn phải chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung khác như: tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đối ngoại tệ; Tước quyền sử dụng giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác; Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân; Đình chỉ hoạt động ngoại hối;…
Về giao dịch tiền ảo, nếu người tham gia giao dịch dùng tiền ảo làm công cụ thanh toán thì sẽ vi phạm quy định tại Điều 26, Nghị định 88/2019, mức phạt cao nhất lên tới 200 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo Bộ luật hình sự, tại Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ 1-1-2018, người nào thực hiện các hành vi trong đó có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại về tài sản từ 100 – 300 nghìn đồng đến dưới 300 triệu đồng sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...