Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã chính thức có hiệu lực và có không ít những thay đổi liên quan đến tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ so với Bộ luật Hình sự 1999, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về tội danh, BLHS năm 2015 đã bãi bỏ “Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 170 LHS 1999). Các tội còn lại gồm: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Việc bỏ tội danh này là một điều hợp lý vì hiện nay, với cơ chế tố tụng hành chính, khi người có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân thì các chủ thể quyền có thể khởi kiện vụ án hành chính nhằm xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Theo điều 170a BLHS năm 1999 quy định điều kiện áp dụng theo chỉ căn cứ vào quy mô thương mại nhưng tại Điều 225 BLHS 2015 đã mở rộng điều kiện áp dụng là một trong các điều kiện sau: Quy mô thương mại; thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng; gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 tr đến dưới 500 triệu; hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Theo quy định tại điều 170a của BLHS 1999 thì chủ thể thực hiện tội phạm chỉ là cá nhân; còn Điều 225 BLHS 2015 quy định chủ thể thực hiện là cá nhân và pháp nhân. Pháp nhân vi phạm có thể bị phạt đến 3 tỷ; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm.
Như vậy BLHS 2015 đã mở rộng đối tượng điều chỉnh ở đây có thể là pháp nhân.
>>> Xem thêm: Điều 226 Bộ luật Hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Thứ ba: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện áp dụng Điều 171 BLHS 1999 là quy mô thương mại; Điều 226 BLHS năm 2015 quy định điều kiện áp dụng bao gồm một trong các điều kiện: Quy mô thương mại; thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng; gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 tr đến dưới 500 triệu; hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Theo Điều 171 BLHS năm 1999 chủ thể thực hiện tội phạm chỉ là cá nhân; Điều 226 BLHS 2015 quy định chủ thể gồm cá nhân và pháp nhân. Pháp nhân vi phạm có thể bị phạt đến 5 tỷ; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm.
Có thể nhận thấy, điều kiện áp dụng để xử lý đối với các hành vi thực hiện hai tội danh nêu trên đã mở rộng rất nhiều. Trước đây, điều kiện áp dụng phải là “quy mô thương mại”. Tuy nhiên, không có văn bản nào hướng dẫn để định lượng, định nghĩa thế nào là quy mô thương mại. Trong các hiệp định song phương và đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư mà VN ký kết và tham gia cũng không có quy định cụ thể định lượng “quy mô thương mại”. Điều này dẫn đến việc khó khăn trong việc xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, BLHS năm 2015 đã gia tăng các điều kiện áp dụng, ngoài điều kiện về quy mô thương mại còn có các điều kiện khác như “thu lợi bất chính”, “gây thiệt hại cho chủ thể quyền”, “giá trị hàng hóa vi phạm”. Các điều kiện này đều được định lượng cụ thể. Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng xử lý các hành vi vi phạm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc này sẽ góp phần thực hiện tốt các cam kết mà VN đã cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP (trước đây là TPP). Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU… các hiệp định có yêu cầu rất cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và trừng trị các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời việc pháp nhân thực hiện các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều bị áp dụng các chế tài nghiêm khắc và đa dạng cũng góp phần làm nâng cao nhận thức về các tội này, dễ xử lý hơn, từ đó, các quyền của các chủ thể quyền được tôn trọng và thực thi.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 hoặc truy cập vào Website: https://congtyluattgs.vn
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.