Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi được biết rằng pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam mới đây đã có sửa đổi đối với biện pháp điều tra, hỏi cung bị can trong việc yêu cầu bắt buộc phải ghi âm, ghi hình để tránh oan sai
Vậy thông tin này có chính xác không và thủ tục ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự với bị can được tiến hành như thế nào?
Thủ tục ghi âm ghi hình
Trả lời:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề “thủ tục ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự khi hỏi cung bị can”. Luật sư tố tụng hình sự thuộc văn phòng luật sư TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề trên như sau.
Nhằm đảm bảo tránh án oan sai trong quá trình tố tụng cũng như đảm bảo các quyền cơ bản của bị can về an toàn thân thể, sức khỏe, tính mạng, loại trừ việc sử dụng bức cung, nhục hình trong lấy lời khai. Luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định thêm thủ tục khi tiến hành hỏi cung bị can như sau, cụ thể tại khoản 6, điều 183, Luật tố tụng hình sự năm 2015 “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.”.
Như vậy, bất cứ khi nào tiến hành hỏi cung bị can, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải ghi âm, ghi hình có âm thanh để đảm bảo đúng quy trình thủ tục. Nếu không thực hiện, có thể được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị can. Theo đó, BCA –VKSNDTC- TANDTC – BQP mới đây đã ban hành thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT để hướng dẫn vấn đề trên
Ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự
Việc ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự khi hỏi cung bị can được tiến hành như sau.
1. Trình tự, thủ tục tiến hành
-Đầu tiên phải lựa chọn thủ tục giữa ghi âm hoặc ghi hình âm thanh phù hợp.
-Tiếp theo, cán bộ hỏi cung phải báo với cơ sở giam giữ để bố trí phòng chuyên dụng cho việc ghi âm, ghi hình. Cán bộ hỏi cung phải thông báo cho bị can biết về việc ghi âm, ghi hình đó.
-Việc ghi âm, ghi hình bắt đầu từ khi hỏi cung, trong khi ghi âm, ghi hình có thể tạm dừng. Thời gian bắt đầu, kết thúc và tạm dừng phải được ghi vào biên bản.
-Nếu không bố trí được thiết bị ghi âm, ghi hình thì không được hỏi cung. Trường hợp đang hỏi cung mà thiết bị có vấn đề không thực hiện được thì phải dừng hỏi cung và ghi vào biên bản.
2. Lưu trữ kết quả
–Việc quản lý, lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình được thực hiện bở Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền quản lý.
-Kết quả ghi âm, ghi hình được lưu trữ tại hệ thống máy chủ tại cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc tại cơ sở giam giữ nhưng phải do cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền cử người quản lý.
3. Sử dụng kết quả
-Những người được sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình gồm: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát; điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên. Những người này cũng được sao chép kết quả ghi âm ghi hình để phục vụ hoạt động của mình.
-Ngoài ra, tại thời điểm xét xử thì Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa và Hội đồng xét xử có thẩm quyền sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình.
Trên đây là ý kiến pháp lý tham khảo liên quan đến vấn đề ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự có âm thanh trong khi hỏi cung bị can của Luật sư tố tụng hình sự thuộc văn phòng luật sư TGS đưa ra.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...