Hiện nay, thực trạng giới trẻ do suy nghĩ còn chưa thấu đáo, cùng với đó là những áp lực thi cử, học hành do gia đình và xã hội đặt lên vai, khiến không ít trường hợp các bạn trẻ đã tìm đến cái chết. Nhiều vụ tự tử thương tâm đã xảy ra, để lại sự tiếc thương cho những người thân, sự mất mát cho xã hội vì các em còn quá trẻ. Đằng sau những sự việc đau lòng đó, không ít gia đình đã tìm hiểu và phát hiện ra trong thời gian con của mình khủng hoảng tâm lý, có những kẻ xấu đã lợi dụng cơ hội để xúi giục, “ tiêm nhiễm” vào trong suy nghĩ non trẻ của các em rằng “ việc tìm đến cái chết sẽ giúp các em được giải thoát”. Trong nhiều vụ tự tử, việc bị kẻ xấu xúi giục chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến quyết định và hành động “tự kết liễu”. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, chủ yếu qua mạng xã hội, kẻ xấu đã tiếp cận, kích động, dụ dỗ nạn nhân tự sát. Dư luận đã không ít lần đặt ra câu hỏi, liệu những kẻ xúi giục, giúp người khác tự sát có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?
Luật sư phân tích:
Khách thể :
Hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát đã xâm phạm đến quyền nhân thân mà cụ thể là tính mạng, sức khỏe của con người. Đây là đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ.
Mặt khách quan :
Với tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, có hai nhóm hành vi:
Thứ nhất, hành vi xúi giục người khác tự sát bao gồm:
Hành vi kích động người khác tự sát: là việc dùng lời lẽ tác động đến tâm lí của người khác, nhằm thúc đẩy người đó tiến tới hành động tự tước đoạt mạng sống của mình.
Hành vi dụ dỗ người khác tự sát: là hành vi dùng lời nói để khuyên bảo một cách khéo léo, nhằm mục đích khiến người đó tự sát theo ý muốn của mình.
Với nhóm hành vi này, ý thức của người phạm tội là rất quan trọng trong việc xác định tội danh. Những lời nói của người phạm tội là nhằm mục đích đẩy nạn nhân đến hành động tự sát. Trường hợp bằng một vài lời nói mang tính chất kích động nhưng không chủ định nhằm thúc đẩy người khác tự sát, mà bản thân nạn nhân đã có ý định tự sát thì không cấu thành tội này.
Thứ hai, giúp người khác tự sát: là hành vi tạo điều kiện về tinh thần hoặc vật chất để nạn nhân thực hiện hành động tự sát như: sửa soạn, tìm kiếm công cụ để nạn nhân tự sát. Cũng giống như hành vi xúi giục, yếu tố nhận thức trong hành vi này là rất quan trọng. Nếu việc tìm kiếm những công cụ mà không hề biết nạn nhân sử dụng công cụ đó vào mục đích tự sát thì không cấu thành tội phạm.
Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là tội có cấu thành hình thức, nghĩa là: thông thường hậu quả xảy ra là người bị xúi giục sẽ chết, tuy nhiên với tội danh này, việc hậu quả chết người là không bắt buộc. Tội phạm hoàn thành kể từ khi nạn nhân có hành động tự sát.
Mặt chủ quan :
Trong tội danh này, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý. Mặc dù biết trước hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm nhưng vẫn thực hiện và mong muốn kết quả xảy ra.
Chủ thể: chủ thể của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Lưu ý: Cần phân biệt rõ vai trò của người phạm tội đối với việc tự sát của nạn nhân để xác định đúng tội danh. Trường hợp nạn nhân có ý muốn chết nhưng lại không thể hoặc không dám tự hành động. Nạn nhân nhờ người khác giúp mình thực hiện hành động tước đoạt tính mạng đó thì lúc này, người phạm tội được xác định phạm tội giết người theo điều 123, bộ luật hình sự 2015, mà không phải tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.
Hình phạt: Với tội danh này, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định hai khung hình phạt như sau:
Khung hình phạt thứ nhất: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với hành vi:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
Khung hình phạt thứ hai: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng với trường hợp phạm tội làm 02 người trở lên tự sát.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.