Trong đời sống hàng ngày thì khó tránh được những xô xát liên quan đến luật dân sự
Và…
Dưới đây là các câu hỏi về luật dân sự thường gặp trong đời sống
Bộ luật dân sự 2015 cùng các câu hỏi về luật dân sự thường gặp
1.Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản như thế nào?
Bộ luật quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Tài sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. (Điều 105)
– Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch; tài sản hình thành trong tương lai bao gồm tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch)
> Gọi ngay tổng đài tư vấn luật dân sự công ty TGS nếu bạn cần tư vấn <
2. Pháp luật quy định thế nào về thừa kế theo di chúc?
-) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc (Điều 633).
-) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng là trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ bào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 634).
-) Bỏ quy định di chúc chung của vợ chồng.
3. Pháp luật quy định thế nào về thừa kế theo pháp luật
-) Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 634).
-) Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:
+) Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+) Hàng trhừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+) Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắc ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại (khoản 1, Điều 651)
4. Người thân vay tiền nhưng không chịu trả thì có phải chịu trách nhiệm dân sự không?
Về vấn đề này thì còn phải phụ thuộc vào hợp đồng vay tài sản giữa người cho vay và người vay là hợp đồng vay không kỳ hạn (khi cho vay, hai bên không thỏa thuận cụ thể về thời hạn vay) nên bạn có quyền đòi nợ bất cứ lúc nào
Hơn nữa nếu người vay không trả thì người cho vaycòn có thể kiện ra tòa dựa theo cơ sở pháp luật (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự )
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có bị đi tù hoặc bồi thường hay không?
Điều này đã được quy định rõ ràng trong bộ luật dân sự 2015:
*) Điều 37.Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
*) Điều 611.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
-) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
+) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
-) Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
-) Trường hợp của bạn có thể khởi kiện ra Toà dân sự, có thể tòa sẽ yêu cầu bạn cung cấp chứng cứ sơ bộ. Bạn có thể ghi âm lại những lời chửi bới đó