Câu hỏi và tình huống pháp luật
Thưa luật sư, những ngày gần đây dư luận đang xôn xao các vấn đề tuyên truyền mê tín dị đoan của một tổ chức được gọi là “Hội thánh đức Chúa Trời”
Theo đó, các hội này tuyên truyền những vấn đề đi ngược lại với phong tục của nước ta, và nhiều vấn đề khác để lôi kéo người tham gia
Vậy tội muốn hỏi luật sư hành vi này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì xử lý ra sao?
Luật sư tư vấn
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được vấn đề của bản liên quan đến việc xử lý hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan xung quanh đến vụ việc của ‘Hội đức thánh chúa trời” gây xôn xao dư luận gần đây. Sau đây, Tổng đài tư vấn luật hình sự thuộc công ty Luật TNHH TGS sẽ đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp như sau.
Trước hết, phải khẳng định rằng pháp luật nước ta ghi nhận và bảo vệ “quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng” của mỗi người dân. Theo đó, mỗi người có quyền tự do theo hoặc không theo bất cứ một tôn giáo nào. Đồng thời pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng giữa các tôn giáo với nhau.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng với việc tuyên tuyền, truyền bá mê tín dị đoan. Trên thực tế, ranh giới giữa hai vấn đề này rất nhỏ, có thể hiểu mê tín dị đoan là các hành vi như bói toán, đồng bóng, yểm bùa, gọi hồn… hay các hành vi khác mang hình thức mê tín, dị đoan tin vào một điều không có căn cứ, không có cơ sở khoa học một cách mù quáng. Nhiều tôn giáo cũng tin vào những điều không có thật, hư cấu nên việc phân biệt giữa hai vấn đề này rất khó khăn
Như đã phân tích thì pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người. Tuy nhiên, pháp luật cũng xử phạt đối với những hành vi hành nghề mê tín, dị đoan làm thu nhập kiếm sống chính hoặc lợi dụng mê tín, dị đoan để trục lợi. Tùy vào từng mức độ mà có thể xử lý hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan theo hai phương thức hành chính và hình sự.
1.Xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp của “Hội đức thánh chúa trời” chưa xác định được mục đích của họ là gì, nếu mục đích là lôi kéo người khác để trục lợi thì có thể xử lý theo điểm a, khoản 2, Điều 15, Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi
Ngoài ra, còn có thể xử phạt hành vi này theo quy định tại điểm g, khoản 3, điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan kéo dài, liên tiếp và được coi là hành nghề tạo thu nhập chính và có các dấu hiệu khác như đã bị xử phạt vi phạm hành chính, đã bị kết tội chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự
Cụ thể tại Điều 320, Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về “Tội hành nghề mê tín, dị đoan”. Cụ thể, hành vi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 3 đến 10 năm nếu có các dấu hiệu “Làm chết người; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”
Trên đây là ý kiến pháp lý được đưa ra bởi Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí thuộc Công ty Luật TNHH TGS liên quan đến vấn đề “xử lý hành vi mê tín, dị đoan” xung quanh vụ việc của “Hội thánh đức Chúa Trời”
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.