Câu hỏi:
Thưa luật sư, hiện nay tại địa bàn tôi đang sinh sống xảy ra việc trộm chó rất nhiều. Vậy, tôi muốn hỏi ý kiến của luật sư liên quan đến việc xử lý hành vi trộm chó theo pháp luật được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Hành vi trộm chó nói riêng hay trộm cắp tài sản nói chung đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong đó, nội dung xử lý trách nhiệm có thể được tiến hành theo hai hướng đó là: xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Để biết được khi nào xử phạt hành chính, khi nào truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi và nghiêm trọng của hậu quả.
1. Xử lý vi phạm hành chính
Người thực hiện hành vi trộm chó thông thường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tại điểm a, khoản 1, điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì “phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a, Trộm cắp tài sản”.
Như vậy, không phân biệt giá trị tài sản bị trộm cắp là bao nhiêu, miễn là hành vi trộm cắp đã được thực hiện thì người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm chó
Theo quy định tại Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015 về “Tội trộm cắp tài sản” thì người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giá trị tài sản trộm cắp là từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng có các dấu hiệu: đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng hoặc có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần.
Đối chiếu với hành vi trộm chó, thông thường giá trị của tài sản không thể vượt quá 2.000.000 đồng và trong trường hợp không có các dấu hiệu nêu trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thông thường người trộm chó sẽ thực hiện việc trộm cắp nhiều lần (cho dù mỗi lần đều dưới mức 2 triệu đồng) và nếu tổng giá trị tài sản đã trên mức 2 triệu đồng, đồng thời mỗi lần thực hiện trộm cắp đều chưa bị xử phạt hành chính thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi: Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian hoặc; Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính hoặc; Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng. (Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP).
Tuy nhiên, việc chứng minh trên thực tế tổng giá trị tài sản đã bị trộm cắp cùng các dấu hiệu kế tiếp nhau về thời gian, là nguồn sống chính hay dấu hiệu vì hoàn cảnh khách quan mà không thực hiện được nên phải thực hiện nhiều lần nêu trên là rất khó khăn. Do đó, đa số người trộm chó đều bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không có các tình tiết nguy hiểm khác.
Trên đây là ý kiến pháp lý tham khảo liên quan đến vấn đề “xử lý hành vi trộm chó” của luật sư TGS đưa ra. Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 1900.8698
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...