Câu hỏi pháp luật hình sự:
Thưa luật sư, những ngày vừa qua dư luận xôn xao vụ việc một bảo mẫu bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng bị phát hiện có những hành vi đánh đập trẻ nhỏ, bắt trẻ nằm xuống và đổ thức ăn vào miệng vì cháu nhỏ không chịu ăn. Trước đó, người phụ nữ này còn có nhiều hành vi tương tự khác đối với những đứa trẻ mà mình trông nom. Vậy, tôi muốn hỏi luật sư rằng, hành vi nêu trên của người bảo mẫu này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Vụ án bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng
Luật sư tư vấn trả lời:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “ xử lý bảo mẫu bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng ”. Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề trên như sau.
Hiến pháp Việt Nam bảo hộ quyền của cá nhân được toàn vẹn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Theo đó, bất cứ hành vi nào xâm hại đến sự toàn vẹn này của cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể là bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trẻ em, là những đối tượng đặc biệt vì khả năng tự bảo vệ rất yếu nên pháp luật bảo hộ những quyền này ở một mức độ cao hơn. Theo đó, tại khoản 3, điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định rõ ràng: “Cấm xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em”. Đồng thời khoản 6, điều 4 cũng giải thích thêm “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”.
Hành vi của người bảo mẫu tại Đà Nẵng như bắt trẻ nằm và đổ thức ăn vào miệng, xách cổ trẻ, đánh đập trẻ là hoàn toàn thỏa mãn giải nghĩa về “Bạo lực trẻ em” nêu ở trên. Khi đó, người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự, người bảo mẫu này có thể phải chịu trách nhiệm về tội “Hành hạ người khác” hoặc “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” tùy vào mức độ của hành vi và hậu quả thực tế xảy ra.
Bạo hành trẻ em trường mầm non
Chịu trách nhiệm theo tội hành hạ người khác
Theo quy định tại điều 140 về “Tội hành hạ người khác” thì “Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Đối xử tàn ác hoặc làm nhục người khác có thể hiểu là gây ra đau đớn về mặt thể xác hoặc tinh thần đối với nạn nhân bằng các hình thức như đánh đập, bỏ đói hoặc mắng nhiếc thậm tệ. Hành vi này cần phải kéo dài trong một khoảng thời gian chẳng hạn như vài ngày, vài tuần, tháng… Trên thực tế, việc xác định như thế nào là đối xử tàn ác, thậm tệ là rất khó và phụ thuộc vào tình tiết của vụ việc, hậu quả hành vi, thời gian, phong tục, tập quán, dư luận… Tuy nhiên trong trường hợp này người bảo mẫu này có những hành vi hết sức phản cảm và kéo dài nên sẽ cấu thành tội phạm này.
Ngoài ra, vì nạn nhân là trẻ em nên thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng tại điểm a, khoản 2, điều 140 Bộ luật hình sự. Do đó người phạm tội sẽ có thể bị áp dụng hình phạt tù từ 1 đến 3 năm.
Chịu trách nhiệm theo tội cố ý gây thương tích
Nếu như hành vi hành hạ, đánh đập người khác gây ra thiệt hại về sức khỏe, tổn thương về cơ thể thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nặng hơn đó là “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe cho người khác”. Theo đó, nếu tỉ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân từ 11% trở lên hoặc dưới 11% mà có các dấu hiệu: dùng hung khí, thủ đoạn nguy hiểm, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, phạm tội 2 lần trở lên…. thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Hình phạt được áp dụng là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Vì nạn nhân là trẻ em nên khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2 sẽ được áp dụng.
Trên đây là ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề “xử lý bảo mẫu hành hạ trẻ em” được đưa ra bởi Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.