Ứng dụng My Mizu và vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ
Xuất phát từ sự kiện Olympic 2020 dự kiến diễn ra trong mùa hè. Với tình hình tập trung đông đúc từ khán giả tới vận động viên sẽ dẫn tới việc thải ra vô số chai nhựa sau thế vận hội. Để phòng ngừa tình trạng này, các nhà phát triển ứng dụng vừa cho ra mắt My Mizu – một ứng dụng trên thiết bị di động. Chức năng của My Mizu là giúp mọi người tìm ra các điểm công cộng cung cấp miễn phí nước uống. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp địa chỉ các nhà hàng, quán cà phê và những điểm kinh doanh khác đồng ý tiếp nước miễn phí cho khách. Người dùng có thể tự bổ sung vào cơ sở dữ liệu của ứng dụng. Người dùng chỉ cần tra tìm vị trí gần nhất và mang chai cũ tới đó đổ đầy mà không cần mua chai mới, do đó góp phần làm giảm chai nhựa thải ra môi trường.
Về vấn đề bảo hộ, có nhiều người thắc mắc các ứng dụng trên điện thoại di động sẽ được bảo hộ như thế nào. Ở đây, My Mizu cũng là một ứng dụng cài trên điện thoại di động và trên thực tế thường đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bản quyền cho những dòng code của ứng dụng. Ngoài ra, có thể bảo vệ bản quyền các giao diện của ứng dụng giống như bảo vệ bản quyền của một tác phẩm nghệ thuật, nhưng điều này còn tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia.
Trong đó, yếu tố quan trọng nhất có lẽ phải nói tới bảo hộ nhãn hiệu bởi vì nhãn hiệu là thứ mà mọi người nhắc tới đầu tiên. Khi một ứng dụng trở nên hữu ích và phổ biến, sẽ có một số ứng dụng khác ra đời cố tình lấy tên gần giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho người dùng. Điều này còn gây tổn thất không nhỏ cho chủ sở hữu ứng dụng. Vì thế, đối với một ứng dụng trên điện thoại di động, việc bảo hộ nhãn hiệu là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Ứng dụng My Mizu không chỉ cần thiết cho Nhật Bản mà còn cần thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam vì nó giúp giảm thiểu rác thải nhựa, tác động tích cực tới môi trường. Hy vọng trong tương lai ứng dụng này có thể được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đem tới những kết quả tốt đẹp. Riêng về vấn đề bảo hộ, mặc dù ứng dụng này chưa áp dụng tại các quốc gia khác nhưng về cơ bản nó hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ (đặc biệt là nhãn hiệu). Nếu muốn đưa sản phẩm ra phạm vi quốc tế, chủ sở hữu cần tìm hiểu trước về các nhãn hiệu ứng dụng đã đăng ký ở từng quốc gia, từng chợ ứng dụng để tránh trùng lặp.
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...