Câu hỏi:
Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Ai là người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, căn cứ để áp dụng cũng như thi hành quyết định này ra sao?
Trả lời:
Luật thi hành án hình sự năm 2010 có định nghĩa “thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc… buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo bản án, quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát”. Để hiểu rõ hơn về biện pháp bắt buộc chữa bệnh, ta tiến hành phân tích các vấn đề sau đây.
1. Đối tượng áp dụng
Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng với những người sau đây trong quá trình tố tụng của vụ án hình sự:
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc các bệnh về tâm thần và các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi.
– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng khi bị kết án mắc bệnh tâm thần và bệnh khác làm mất khả năng nhận thức.
– Người đang chấp hành hình phạt tù thì mắc các bệnh về tâm thần và bệnh khác tương tự.
2. Căn cứ áp dụng
Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với những người bị mắc các bệnh về tâm thần, bệnh về thần kinh làm cho khả năng nhận thức hành vi đúng-sai cũng như khả năng điều chỉnh hành vi của mình không còn. Để xác định một người là đã mất khả năng nhận thức thì căn cứ vào kết quả giám định pháp y hoặc giám định tâm thần của các cơ sở y tế được trưng cầu giám định.
3. Thẩm quyền áp dụng
Theo quy định của Luật hình sự năm 2015, điều 49 thì Viện kiểm sát và Tòa án là 2 cơ quan có quyền quyết định áp dụng. Cụ thể tại điều 116, Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì là Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.
Các cơ quan nêu trên có thể tự mình hoặc căn cứ vào đề nghị của các cơ quan sau đây để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
– Đối với giai đoạn trước khi có bản án: Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát.
– Đối với giai đoạn sau khi có bản án: Trại giam đề nghị Tòa án áp dụng.
4. Thủ tục thi hành
Hiện tại, pháp luật đã hệ thống khá đầy đủ về việc thi hành biện pháp chữa bệnh. Cụ thể được quy định tại Luật hình sự, Luật thi hành án hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành là Nghị định 64/2011/NĐ-CP của Chính Phủ quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Căn cứ vào các văn bản trên, việc đưa ra thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh khá dài nhưng có thể được thấy qua các thủ tục sau đây:
– Thủ tục đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Theo quy định tại điều 14, nghị định 64/2011/NĐ-CP thì bao gồm: Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1; Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng; phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam và bệnh viện tâm thần TW 2.
– Tổ chức điều trị cho người bệnh, chế độ quản lý, điều trị
– Giải quyết các trường hợp người bị bệnh bỏ trốn, chết.
– Thủ tục đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Lưu ý: Thời gian thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh được tính vào thời gian chấp hành án phạt tù.
∗ Kết luận, các biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng để khôi phục sức khỏe đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng lại mắc các bệnh về tâm thần khiến cho năng lực nhận thức của họ không còn. Sở dĩ xuất hiện biện pháp này vì mục tiêu cuối cùng của pháp luật hình sự là giáo dục cải tạo người phạm tội, nếu những người này không còn khả năng tiếp thu, nhận thức thì việc giáo dục, cải tạo là không khả thi. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cũng như hướng dẫn cụ thể về hoạt động này.
>>>Xem thêm: Xử lý hành vi vi phạm quy định về khám chữa bệnh tại các phòng khám tư nhân gần đây
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.