Độc giả hỏi:
Chào luật sư, hiện nay tôi thấy trên đường phố, đặc biệt là các thành phố lớn, có rất nhiều công trình sửa chữa, xây dựng thi công từ năm này qua năm khác, gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển trên đường, nhiều nơi không đảm bảo an toàn, đồ đạc thi công để lung tung trên đường. Tôi muốn hỏi xem có quy định nào để cải thiện vấn đề này không? Cảm ơn luật sư.
»Xem thêm: Hình thức xử lý đối với hành vi sử dụng trái phép lòng đường hè phố
Luật sư trả lời:
Hiện nay, vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở Việt Nam, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Nguyên nhân của các vụ tai nạn xuất phát từ nhiều lý do nhưng trong đó có nhiều trường hợp tai nạn giao thông do sự vi phạm các quy định về thi công, xây dựng bảo trì công trình đường bộ.
Pháp luật hiện hành quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt thấp nhất là 2.000.000 đồng, cao nhất là 6.000.000 tùy từng trường hợp.
“Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định;
c) Không bố trí người hướng dẫn, Điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy định;
d) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;
đ) Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công xong.”
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.