Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự?
.Liên quan đến vụ án 104 phương tiện vận chuyển than vi phạm bị lực lượng Bộ đội biên phòng phát hiện, bắt giữ đầu tháng 4/2008, Đến nay Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố 14 bị can trong 6 vụ án đã khởi tố, bắt 11 đối tượng. Cơ quan An ninh điều tra khởi tố 6 bị can về các hành vi tàng trữ, lưu hành giấy tờ có giá trị giả và buôn lậu. Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 8 bị can về hành vi buôn lậu. Trong đó có 2 bị can liên quan đến vi phạm của Công ty TNHH Thành Nam, ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Một trong 2 bị can này là Bùi Huy Thuật, 49 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Vương Linh. Thời điểm bị phát hiện, bắt giữ, có 4 tàu thuộc Công ty TNHH Vận tải Vương Linh đang vận chuyển gần 1.000 tấn than bất hợp pháp…
Tôi có thắc mắc như sau mong Luật sư giải đáp
Ở tình huống nêu trên, pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự? Tại sao lại phải cần tới sự “nhập cuộc” điều tra của cả hai cơ quan: Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư TGS xin trả lời câu hỏi của bạn
Nội dung trả lời về thẩm quyền điều tra án hình sự như sau:
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan điều tra trong công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm. Trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, thẩm quyền điều tra cụ thể của các Cơ quan điều tra đó do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự.
- Cơ quan An ninh điều tra tỉnh khởi tố 6 bị can về các hành vi tàng trữ, lưu hành giấy tờ có giá trị giả và buôn lậu và Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh khởi tố 8 bị can về hành vi buôn lậu. Cho thấy những hành vi vi phạm pháp luật của các bị can có dấu hiệu phạm phải hai tội: tội “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác” .Quy định tại Điều 181 và tội “Buôn lậu” quy định tại Điều 153 Bộ Luật Hình sự.
- Tội “Buôn lậu” quy định tại Điều 153 Bộ Luật Hình sự nằm ở Chương 16 “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố 8 bị can về hành vi buôn lậu là đúng thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh “điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương 12 đến Chương 22 của Bộ luật hình sự “khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”. Tội “Buôn lậu” là loại tội phạm có mức hình phạt theo khoản 4 (tù 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Theo quy định của Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự. Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương 11 (các tội xâm phạm an ninh quốc gia), Chương 24 (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) và một số loại tội phạm cụ thể khác khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, trong đó có tội “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác” quy định tại Điều 181 Bộ Luật Hình sự có mức hình phạt theo khoản 3 (tù 10 năm đến 20 năm) là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Pháp lệnh không quy định Cơ quan An ninh điều tra công an cấp tỉnh điều tra vụ án riêng đối với tội “Buôn lậu”. Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố 6 bị can về các hành vi tàng trữ, lưu hành giấy tờ có giá trị giả và buôn lậu là đúng quy định tại khoản 1, Điều 117 Bộ Luật Tố tụng hình sự: “Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 313 và Điều 314 của Bộ luật hình sự”.
>> Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8698.
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.