GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT
Mẹ tôi là Đỗ Thị Quỳ, sinh năm 1912 và mất năm 1999 tại số nhà 80, tổ 25, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 5/9/1997, mẹ tôi lập di chúc để lại tài sản cho con cháu là ruộng đất màu và thổ cư cũ. Trong di chúc có ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các con cháu phải có trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ tôi. Nhưng thực tế lúc mẹ tôi ốm đau, tôi đã đi thông báo nhưng không ai chăm sóc mẹ. Vì vậy, 3 tháng sau, ngày 15/12/1997, mẹ tôi nhờ người lập thành văn bản di chúc bổ sung vào bản di chúc ngày 5/9/1997; văn bản này do chính mẹ tôi điểm chỉ và được 3 người làm chứng ký tên (không có công chứng hay chứng thực). Tại văn bản di chúc bổ sung này, mẹ tôi quyết định cho tôi được hưởng toàn bộ tài sản do bà để lại. Tôi tìm hiểu pháp luật thì thấy văn bản di chúc bổ sung phù hợp các điều sau đây của Bộ Luật Dân sự: Điều 653 (nội dung di chúc bằng văn bản), Điều 656 (di chúc bằng văn bản có người làm chứng), Điều 662 (sửa đổi, bổ sung di chúc)…
Từ các nội dung trên, tôi mong được chuyên gia tư vấn cho biết mẹ tôi bổ sung di chúc áp dụng các điều khoản trên đúng hay sai để gia đình tôi vận dụng theo ý nguyện của bà.
(Nguyễn Thị Kim Oanh –tỉnh Tuyên Quang).
Ý kiến của Luật sư chúng tôi:
Trước hết, cần lưu ý: Các Điều 653, 656, 662 mà bà Nguyễn Thị Kim Oanh nhắc đến thực ra được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006), trong khi cụ Đỗ Thị Quỳ lập di chúc từ năm 1997, tức là trước đó những 8 năm. Vì vậy, đánh giá “đúng hay sai” đối với nội dung văn bản di chúc bổ sung của cụ cần phải căn cứ các quy định của Bộ Luật Dân sự năm 1995 (BLDS 95).
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 649 BLDS 95). Tại Điều 659, BLDS 95 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”. Đối chiếu với quy định này thì thấy bản di chúc bổ sung ngày 15/12/1997 do cụ Quỳ nhờ người khác viết, cụ điểm chỉ và được 3 người làm chứng hoàn toàn có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, pháp luật không bắt buộc văn bản di chúc cần phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tại khoản 2 Điều 665, BLDS 95 còn quy định: “Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật”./.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.