I. Điểm giống nhau giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản
– Khách thể của tội phạm: tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
– Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm của tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản đều thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của cả hai tội phạm này là chiếm đoạt tài sản của người khác.
>>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản
II. Điểm khác biệt giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản.
1.Mặt khách quan của tội phạm
Tội cướp tài sản: Có 3 dạng hành vi khách quan sau:
– Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;
– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là để dọa dùng tức khắc sức mạnh vật chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
– Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: hành vi thứ ba này tuy không phải là hành vi dùng vũ lực nhưng có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Ví dụ như: hành vi đầu độc, hành vi dùng thuốc mê.
Tội cướp giật tài sản: Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành
vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.
Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với tội cướp tài sản, đó là:Tính công khai của hành vi;Không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc những hành vi khác khiến nạn nhân lâm vào tình trạng không thể kháng cự được.
2. Khách thể của tội phạm
Tội cướp tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe.
Tội cướp giật tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng có thể có hoặc không xâm phạm quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe.
Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 Hoặc truy cập vào Website: Công ty luật tgs law
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.