Công ty A khởi kiện Công ty B tại TAND huyện Hải Hậu để yêu cầu thanh toán hợp đồng thi công xây dựng. Quá trình Tòa thụ lý để giải quyết vụ án, Công ty B không đồng ý trả nợ với lý do: Công ty B đã thỏa thuận với Công ty C là Công ty C sẽ nhận trả nợ thay cho Công ty B, yêu cầu Công ty A đòi nợ Công ty C. Đương nhiên Công ty A không đồng ý. Bản chất của vụ kiện là tranh chấp về việc ai (Công ty B hay Công ty C) có nghĩa vụ thanh toán tiền cho Công ty A. Công ty C từ chối tham gia tố tụng.
Bản án sơ thẩm số 02/2017/KDTM-ST ngày 21/7/2017 của TAND huyện Hải Hậu, HĐXX đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty A, bác bỏ quan điểm của Công ty B.
Ngày 17/8/2017, Viện trưởng VKSND tỉnh Nam Định ra Quyết định số 01/QĐKNPT-VKS-KDTM kháng nghị phúc thẩm đối với Bản án số 02/2017/KDTM-ST ngày 21/07/2017 của TAND huyện Hải Hậu.
1 phần của Quyết định số 01/QĐKNPT-VKS-KDTM của Viện trưởng VKSND Nam Định
Nội dung Quyết định cho rằng:
1) Về tố tụng: “TAND huyện Hải Hậu thụ lý vụ án về “Tranh chấp hợp đồng kinh tế về thi công đóng cọc bê tông cốt thép” khi thời hiệu khởi kiện đã hết vi phạm Điểm b, khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2011; Điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/HĐTP-TANDTC ngày 03/12/2012 của HĐTP TANDTC và Điều 319 Luật Thương mại năm 2005”.
2) Về nội dung: Do vụ án hết thời hiệu khởi kiện nên TAND huyện Hải Hậu chấp nhận yêu cầu tính lãi của Công ty A là trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty B; Bản chất tranh chấp là đòi lại tài sản nên đương sự chỉ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch với mức 2 triệu đồng. Bản án buộc Công ty B phải chịu 38.690.000đ tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm (án phí có giá ngạch) là trái quy định pháp luật.
Trên cơ sở đó, VKSND tỉnh Nam Định kháng nghị Bản án số 02/2017/KDTM-ST của TAND huyện Hải Hậu và đề nghị TAND tỉnh Nam Định xét xử phúc thẩm theo hướng trên.
Mặc dù gặp những chuyện tương tự đã rất nhiều nhưng tôi vẫn cảm thấy hết sức ngạc nhiên khi một người đứng đầu ngành Kiểm sát của một tỉnh lại có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, xâm phạm quyền tự định đoạt của đương sự. Những cái sai mà một người hành nghề luật bình thường nhất cũng dễ nhận ra:
1. Áp dụng luật đã hết hiệu lực: Bộ luật TTDS số 92/2015/QH13 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế BLTTDS số 24/2004/QH11 được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12. Riêng Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2016.
2. Xác định sai loại quan hệ pháp luật: Tranh chấp giữa Công ty A và Công ty B là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015. Không phải là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (đòi lại tài sản) như nhận định của Viện trưởng VKSND tỉnh Nam Định. Xác định sai loại quan hệ pháp luật tranh chấp dẫn đến xác định sai án phí.
3. Xác định sai về điều kiện thụ lý vụ án: Hết thời hiệu khởi kiện không thuộc các trường hợp mà Tòa án trả lại đơn khởi kiện quy định tại cả BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và BLTTDS năm 2015.
4. Về quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện: Khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu theo yêu cầu áp dụng của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”. Như vậy, quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện chỉ thuộc về đương sự, không thuộc về cơ quan hay người tiến hành tố tụng. Việc Viện trưởng VKSND tỉnh Nam Định kháng nghị phúc thẩm và đề nghị áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm quyền tự do định đoạt của đương sự, xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động tư pháp.
Ngày 15/11/2017, tôi đã có ý kiến bằng văn bản về kháng nghị nêu trên đến VKSND tỉnh Nam Định nhưng chưa thấy ông Viện trưởng sửa sai.
(Tên công ty đã được thay đổi)
>>Xem chi tiết Quyết định kháng nghị số 01/QĐKNPT-VKS-KDTM ngày 17/08/2017 của Viện trưởng VKSND Nam Định dưới đây:
Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8698 để được hỗ trợ kịp thời
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.