Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con
Câu hỏi
Tôi và vợ đã ly hôn được một thời gian, con nhỏ do vợ tôi nuôi. Một phần vì công việc tôi cũng phải vào nam ra bắc suốt, không có thời gian chăm cháu. Hàng tháng tôi sẽ đưa vợ tôi 2 triệu trợ cấp nuôi con. Đồng thời vợ chồng tôi cũng đã thỏa thuận là hàng tuần tôi sẽ thăm nom cháu 1 lần vào chủ nhật. Mà không hiểu sao gần đây, vợ tôi gây khó khăn, không cho tôi gặp con, ra yêu cầu cho tôi tăng mức trợ cấp. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này, tôi có phải đáp ứng yêu cầu của vợ không? Vợ tôi có đang xâm phạm đến quyền lợi của người không trực tiếp nuôi dưỡng con hay không?
Trả lời
Theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Trong trường hợp của bạn, do bạn là người không trực tiếp nuôi dưỡng con cho nên bạn có quyền được thăm nom con cái, miễn điều đó không ảnh hưởng xấu tới vợ cũ của bạn. Đồng thời, việc trợ cấp nuôi dưỡng con là khoản chi phí bạn bắt buộc phải bỏ ra, nhưng chi phí này sẽ dựa vào mức thu nhập của bạn. Theo như tôi thấy, mức phí 2 triệu/ tháng là mức khá ổn định và bạn cũng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đúng như những gì hai vợ chồng thỏa thuận trước đó. Như vậy, vợ bạn không có quyền cấm bạn gặp con để tăng mức phí cấp dưỡng hàng tháng. Bạn có
thể thỏa thuận, nói chuyện với vợ bạn để cả hai có thể đi đến thỏa thuận chung tốt nhất cho cháu bé.
Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900.8698 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...