Người có hành vi che giấu tội phạm không chỉ phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự mà còn tạo điều kiện cho đối tượng phạm tội trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm.Thực tế tại các phiên tòa đã chứng minh, nhiều người khi che giấu tội phạm chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm công dân, hoặc có thể cố tình che dấu người thân có hành vi phạm tội.
Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 18, Bộ Luật hình sự năm 2015 như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2.Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
– Khách thể của tội phạm: Xâm phạm vào sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở những hành vi sau:
- Che giấu người phạm tội, các dấu vết, cất giấu, tiêu thụ, tiêu hủy những vật chứng liên quan đến tội phạm.
- Dùng mọi thủ đoạn cản trở việc phát hiện, điều tra hoặc bao che người phạm tội. Tức là thực hiện các hành vi gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền như cung cấp thông tin để đánh lạc hướng điều tra..
+ Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này là thỏa mãn đủ các điều kiện sau đây:
- Giữa người thực hiện hành vi che giấu với người phạm tội được che giấu không có hứa hẹn trước khi người đó thực hiện tội phạm
- Tội phạm được che giấu đã xảy ra
- Che giấu các tội phạm được quy định tại điều 389 BLHS 2015
– Chủ thể tội phạm
+ Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào đủ năng lực TNHS và đủ 16 tuổi trở lên.
– Mặt chủ quan
+ Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý
Các khung hình phạt áp dụng đối với tội che giấu tội phạm
– Các khung hình phạt đối với tội che giấu tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015:
+ Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm đối với các trường hợp tại khoản 1 điều này.
+ Khung 2: Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội.
»Xem thêm: Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định BLTTHS 2015
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.