Mặc dù Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã quy định khá cụ thể các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện trước, trong và sau khi ký hợp đồng lao động tuy nhiên vì những lý do khách quan hay chủ quan mà nhiều khi họ vẫn vi phạm những quy định đó. Những hành vi vi phạm pháp luật lao động thường gặp nhất là:
Những hành vi vi phạm pháp luật lao động người sử dụng lao động thường gặp
1. Không giao kết hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng không đúng loại
Nhiều người sử dụng lao động vì muốn giảm bớt nghĩa vụ đối với người lao động nên đối với những người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 06 tháng thường chỉ thỏa thuận miệng, không có hợp đồng cũng không có văn bản chứng minh. Tuy nhiên, lại có nhiều trường hợp ký liên tiếp nhiều hợp đồng xác định thời hạn dưới 03 tháng để làm một công việc có tính chất thường xuyên, liên tục chỉ để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH.
Đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tuy vào tính chất nghiêm trọng của mỗi hành vi vi phạm.
2. Yêu cầu giữ giấy tờ gốc của người lao động
Nhiều doanh nghiệp vì muốn giữ chân người lao động nên đã yêu cầu họ nộp các giấy tờ gốc. Tuy nhiên, yêu cầu tưởng chừng như đơn giản ấy lại vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012. Do vậy, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 25.000.000 đồng nếu có hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động.
3. Yêu cầu người lao động nộp tiền “cọc” để vào làm việc
Một số doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đóng một khoản tiền “đặt cọc” thì mới nhận người lao động vào làm. Yêu cầu này, theo họ là nhằm mục đích bảo đảm người lao động thực hiện đúng hợp đồng, nếu gây thiệt hại thì sẽ lấy tiền đó ra bù vào.
Tại khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 nghiêm cấm: “người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động“. Nếu NSDLĐ có hành vi này có thể bị phạt tiền lên tới 25.000.000 đồng.
4. Kéo dài thời gian thử việc so với quy định của pháp luật, trả lương thử việc thấp hơn mức tối thiểu mà luật quy định
Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc không kéo dài quá 60 ngày và chỉ được thử việc một lần.
Về tiền lương thử việc, Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định là ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức, người sử dụng lao động có quyền đặt ra thời hạn thử việc để kiểm tra trình độ và mức độ phù hợp đối với vị trí cần tuyển của người lao động. Lợi dụng quy định này, người sử dụng lao động thường quy định thời gian thử việc dài hơn mà mục đích đằng sau là chèn ép, bốc lột sức lao động của người lao động, có những doanh nghiệp quy định thời gian thử việc lên tới 03 tháng. Và mức lương thử việc nhiều doanh nghiệp đưa ra cho NLĐ thường bằng 50%, 70 hoặc 80% so với lương của công việc đó.
Theo Điều 6 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5000.000 đồng nếu vi phạm các quy định về thử việc.
5. Sử dụng hình phạt tiền thay cho kỷ luật lao động
Một số doanh nghiệp dùng hình thức phạt tiền, cắt lương người lao động nếu người lao động vi phạm nội quy công ty để thay cho việc xử lý kỷ luật lao động. Thế nhưng, việc làm này là trái quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012 cấm người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
6. Vi phạm các quy định về tiền lương
Nhiều doanh nghiệp thường trả lương chậm, tự ý khấu trừ lương hoặc không xây dựng thang lương, bảng lương, đưa ra mức lương thấp hơn lương tối thiểu hoặc giữ lại lương của người lao động. Đối với hành vi vi phạm này, tùy theo từng hành vi và mức độ vi phạm, NSDLĐ có thể bị phạt lên tới 75.000.000 đồng (Điều 13 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP).
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...