1. Các cách thức, chiêu trò của Facebook và Google sử dụng để trốn thuế là gì?
Hiện nay, Facebook và Google là hai trong các kênh quảng cáo hữu hiệu và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Và điều này cũng không ngoại lệ tại Việt Nam, hai hãng này cũng chiếm tới 80% thị phần quảng cáo trực tuyến.
Trong năm 2017, tổng doanh thu của Facebook và Google riêng trong mảng quảng cáo trực tuyến lên đến gần 400 triệu USD. Việc Facebook và Google không đóng thuế vừa khiến nhà nước thất thu vừa thả nổi thị trường quảng cáo trực tuyến ở VN.
Chiến thuật mà những ông lớn công nghệ như Google, Facebook hay Apple,… sử dụng dựa trên cái gọi là “Chuyển giá” (Transfer Pricing), là những giao dịch trên giấy tờ giữa công ty mẹ với những công ty con hoặc giữa những công ty con với nhau nhằm chuyển giao số thu nhập đến những quốc gia được mệnh danh là “thiên đường thuế” – gọi nôm na là những quốc gia có mức thuế rất thấp, trong khi phí tổn lại rơi vào những quốc gia có mức áp thuế cao hơn. Những mánh lới kiểu này gây tổn hại cho toàn cầu hàng trăm tỷ USD mỗi năm, đồng nghĩa với việc chênh lệch
2. Vì sao 2 “ông trùm” này lại có thể trốn thuế được trong thời gian dài như vậy?
Hiện nay, luật quy định đối tượng áp dụng thuế TNDN hoặc thuế TNCN chỉ bao gồm đối với các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài có cơ sở thường trú tại VN, hoặc là đối tượng cư trú tại VN.
Điều 8 Thông tư số 103/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối vói tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam như sau:
“Điều 8. Đối tượng và điều kiện áp dụng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
2. Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
3. Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.”
Tuy nhiên trên thực tế, Google và Facebook không cần phải đặt văn phòng tại Việt Nam mới có thể cung cấp dịch vụ tại Việt Nam và người sử dụng dịch vụ của họ cũng vậy, không cần phải ở Việt Nam mà có thể ở bất cứ nơi đâu. Google và Facebook khi nhận được tiền từ khách hàng thì họ phải đóng thuế tại nơi họ là đối tượng cư trú thuế hoặc có cơ sở thường trú mà thôi.
Chính sách thuế nhà thầu của Việt Nam hiện nay yêu cầu bên chi trả thu nhập (bên thanh toán các khoản phí) có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thay các doanh nghiệp nước ngoài không phân biệt công ty nước ngoài có hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Các đại lý của Google, Facebook tại VN phải có nghĩa vụ khấu trừ thuế khi thanh toán với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, việc thu thuế những công ty này rất phức tạp, vì có yếu tố trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất là cơ quan thuế chưa quản lý được hoạt động của những đơn vị có hoạt động xuyên biên giới tại VN
Hơn thế nữa, đa số các giao dịch với hai “ông lớn” này đều được thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế. Tiền thanh toán từ thẻ tín dụng được chuyển thẳng vào tài khoản ở nước ngoài của Google, Facebook hay Uber. Tuy có đại lý tại VN nhưng hầu hết không phải là đại diện pháp lý, không chịu trách nhiệm về pháp lý hay thuế, vì vậy các “đại gia công nghệ” này không bị ràng buộc báo cáo doanh thu hay kê khai thuế
3. Các biện pháp nhằm giải quyết được tình trạng này?
Cơ quan thuế đang thiếu các thông tin cần thiết có liên quan đến cách thức làm ăn của các công ty nước ngoài tại VN, đặc biệt trong những dịch vụ kỹ thuật cao, tương tự như những cách thức chống chuyển giá. Vì vậy, ngành thuế cần phải cải tổ lại các quy định luật pháp, nhanh chóng bịt lại các “lỗ hổng” của các quy định thuế trước sự xuất hiện của những dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới như Facebook hay Google, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước thông qua việc đánh thuế được những công ty này, giảm tình trạng thất thoát tiền thuế.
Mọi vấn đề thắc mắc về pháp luật liên hệ Hotline 02466827986 Luật sư phụ trách sẽ hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...