Trong quá trình quyết định ly hôn ,vấn đề nghĩa vụ chi trả nợ trong thời gian hôn nhân luôn là quan tâm của rất nhiều của mọi người .Những khoản nợ đó sẽ phải giải quyết thế nào và trách nhiệm thuộc về ai khi mình đứng tên trên số nợ đó.
Câu hỏi độc giả:
Bố mẹ tôi lấy nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên từ khi về với nhau đến giờ, mẹ tôi tất bật chăm lo nhà cửa cho bố tôi mà hiện giờ ông ấy lại có người mới ở ngoài, rồi về nhà mắng chửi vợ con. Tôi đã khuyên mẹ tôi ly hôn thì bà mới lộ ra khoản nợ 300 triệu vay trên danh nghĩa của mẹ tôi năm ngoái để cho bố tôi làm ăn, giờ mà ly hôn thì mẹ tôi không có tiền để trả. Luật sư cho tôi hỏi liệu ly hôn thì mẹ tôi có phải toàn bộ khoản nợ này không? Bố tôi có nghĩa vụ phải trả khoản nợ này không?
Luật sư tư vấn :
Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho chúng tôi!
Theo như bạn kể, bố mẹ bạn đã về ở với nhau nhưng không làm đăng ký kết hôn, mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, do đó trường hợp của bố mẹ bạn đó là chung sống như vợ chồng.
Tuy nhiên, để giải quyết hậu quả về việc chung sống như vợ chồng, cụ thể ở đây là vấn đề phân chia tài sản, ta vẫn có thể áp dụng phân chia tài sản theo như quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó đối với những tài sản chung hình thành trong thời kỳ hai người chung sống với nhau sẽ được chia đôi, tuy theo công sức đóng góp của mỗi người. Tài sản riêng của ai sẽ thuộc quyền sở hữu riêng mỗi người.
“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp phápcủa phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Đối với khoản nợ 300 triệu mang tên mẹ bạn, trước hết phải xem xét rõ mục đích mẹ bạn vay khoản nợ trên để lo liệu làm ăn cho bố bạn, và bố bạn cũng biết tới khoản nợ này. Theo quy định nghĩa vụ chung về tài sản của Luật hôn nhân và gia đình:
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;”
Với những lý do này thì khi hai bên ly hôn, cả bố và mẹ bạn đều có nghĩa vụ phải chi trả khoản nợ 300 triệu nói trên.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...