Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo xu hướng phát triển của tội phạm ngày càng gia tăng và nguy hiểm, bộ luật hình sự mới đã được cập nhật thêm những quy định về các tội phạm mới, trong đó có tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán.
Điều 212, bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 212. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán
1. Người nào làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ01 năm đến 05 năm”.
Cấu thành tội phạm:
1. Khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định quản lý hoạt động chứng khoán củaNhà nước.
Đối tượng của tội phạm này là chứng khoán, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu…
2. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội phạm này đòi hỏi người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Hành vi công bố thông tin sai lệch liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.
+ Hành vi che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.
Hậu quả là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm này. Theo đó, người thực hiện hành vi trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Mặt chủ quan:
Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý. Tức là người phạm tội nhận thức được hành vi và mong muốn thực hiện hành vi (cố ý trực tiếp) hoặc là người phạm tội nhận thức được hậu quả từ hành vi nhưng vẫn thực hiện hành vi và để mặc hậu quả xảy ra.
4. Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào đạt độ tuổi luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên) và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Mọi vấn đề thắc mắc về pháp luật hình sự liên hệ tổng đài 1900 8698 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.