Kiểu dáng công nghiệp là gì ? và tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Chắc hẳn đầy là điều được các nhà sản xuất rất quan tâm. Dưới đây TGS Law xin nêu ra chi tiết về các vấn đề này để phần nào giúp doanh nghiệp hiểu hơn để phát triển sản phẩm của mình.
1. Kiểu dáng công nghiệp là gì ?
Kiểu dáng công nghiệp có bản được hiểu đó là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện có thể bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp, hòa trộn các yếu tố này
Một vài ví dụ để bạn hiểu hơn về kiểu dáng công nghiệp là gì như: Hình dáng bên ngoài của chiếc ghế bạn ngồi hằng ngày chẳng hạn hay hình dáng bên ngoài của các sản phẩm dầu gội, sữa rửa mặt,…
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng có chức năng về thẩm mỹ như hấp dẫn thị hiếu của người tiêu dùng bằng tính độc đáo, sáng tạo, tính mới hay sự bắt mắt của hình dáng bên ngoài,…
2. Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp ?
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính do Cục sở hữu trí tuệ thực hiện để thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm
Một điều cần chú ý đó là: kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp, bởi đây là đặc tính quan trọng nhất vì kiểu dáng sản phẩm cần phải đáp ứng được nhu cầu thị trường về các chức năng cơ bản, được dùng làm mẫu để sản xuất thủ công hoặc công nghiệp hàng loạt.
Cũng giống như nhãn hiệu thì kiểu dáng công nghiệp cũng là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của bạn với các sản phẩm khác. Vai trò của kiểu dáng công nghiệp đối với thành công thương mại của sản phẩm là không thể phủ nhận, một kiểu dáng đẹp và bắt mắt sẽ thu hút được khách hàng mua và sử dụng, tạo nên bản sắc cho công ty góp phần nâng cao thương hiệu trên thị trường.
Chính vì vậy đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc là quan trong bởi quyền của chủ sử hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ được phát sinh trên cơ sở Bằng độc quyền được cấp theo thủ tục đăng ký và khi được bảo hộ thì:
+ Chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng kiểu dáng
+ Có quyền chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng của mình cho bên khác bất kỳ và thu lại khoản chi phí tương ứng mà công sức, thời gian, trí tuệ bỏ ra
+ Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng
+ Bằng độc quyền sẽ là chứng cứ quan tọng khi xảy ra tranh chấp kiểu dáng công nghiệp
Cho nên, hiểu được tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể để cải tiến kiểu dáng cho sản phẩm của họ nhằm:
– Làm sản phẩm của mình phù hợp với một nhóm khách hàng cụ thể: những sửa đổi nhỏ đối với sản phẩm có thể làm cho chúng phù hợp với từng độ tuổi, văn hóa và từng nhóm người cụ thể. Trong khi chức năng chính của sản phẩm có thể không thay đổi, nhưng trẻ em và người lớn có thể thích những kiểu dáng sản phẩm khác nhau.
– Tạo ra một thị trường “mục tiêu” mới: một công ty thường phải xác định cho mình một thị trường mục tiêu bằng việc tạo ra các kiểu dáng để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thông thường như khóa, cốc hoặc đĩa hay như các sản phẩm có giá trị cao tiềm năng như đồ trang sức, máy tính hoặc xe hơi.
– Nâng cao thương hiệu: một kiểu dáng thường kết hợp với nhãn hiệu giúp gia tăng khả năng phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác. Nhiều công ty đã xác định lại một cách thành công hình ảnh của mình thông qua tập trung mạnh mẽ vào kiểu dáng sản phẩm.
Hi vọng qua bài viết bạn có thể hiểu được kiểu dáng công nghiệp là gì rồi và tầm quan trọng của nó. Nếu có bất kì điều gì thắc mắc bạn liên hệ tới tổng đài 1900 8698 để được Luật sư tư vấn chi tiết
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...