Giấy phép trong phạm bảo vệ công trình thủy lợi khi khai thác sử dụng
Hỏi đáp pháp luật:
Thưa luật sư, công ty tôi đang muốn đầu tư khai thác sử dụng một khúc sông vào mục đích phát triển hoạt động du lịch. Vậy tôi có phải xin giấy phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không ạ? Và nếu có thì căn cứ vào đâu để xác định việc có được duyệt cấp phép ạ?
Khai thác sử dụng liên quan đến thủy lợi
Luật sư trả lời:
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp đang dần phát triển theo định hướng Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn là một ngành được Đảng và Nhà nước chú trọng. Đối với hoạt động phát triển nông nghiệp, các công trình thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy luôn được quan tâm, xây dựng, cải tạo và bảo vệ. Luật Thủy lợi ra đời là cơ sở pháp lý để điều chỉnh và bảo vệ các công trình này.
Đối với việc khai thác, sử dụng hệ thống sông và công trình thủy lợi trên sông cho hoạt động du lịch. Theo quy định tại Điều 13, nghị định số 67/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 thì đây là đối tượng phải xin cấp giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:
Việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi dựa trên các căn cứ quy định tại Điều 15, nghị định số 67/201/NĐ- CP như sau:
“Điều 15. Căn cứ cấp phép
- Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
- a) Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
- b) Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi;
- c) Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
- Trường hợp cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ các quy định sau:
- a) Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống công trình thủy lợi;
- b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.