Hỏi đáp hình sự:
Thưa luật sư việc bồi thường thiệt hại hình sự cho người bị hại trong các vụ án hình sự đã được khởi tố được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam, ví dụ như bị hủy hoại tài sản, bị xâm phạm sức khỏe, bị xúc phạm danh dự… sẽ được bồi thường như thế nào?
Bồi thường thiệt hại
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề “xử lý vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”. Tổng đài tư vấn pháp luật tố tụng hình sự thuộc Công ty Luật TNHH TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc.
Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong Luật hình sự. Những hành vi này khi thực hiện sẽ xâm phạm đến một lợi ích nào đó được pháp luật bảo vệ. Do đó, thông thường khi tội phạm được thực hiện thì sẽ xảy ra những thiệt hại về mặt tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm chẳng hạn như: tài sản bị hủy hoại, tài sản bị chiếm đoạt, sức khỏe bị xâm phạm, nhân phẩm bị xúc phạm…
Pháp luật hình sự về bản chất chỉ áp dụng các hình phạt: phạt tiền, phạt tù…đối với người thực hiện tội phạm do đó những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại thuộc về nội dung của luật dân sự. Tuy nhiên, để đơn giản, rút ngắn thủ tục tố tụng cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp kịp thời cho người bị thiệt hại, nạn nhân thì tại điều 30, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về nguyên tắc “Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” như sau “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự[…]”
Bồi thường thiệt hại hình sự
1.Phạm vi vấn đề dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự
Không phải vấn đề dân sự nào cũng được giải quyết trong cùng vụ án hình sự. Trên thực tế, những vấn đề dân sự về “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” hay liên quan đến việc đòi lại tiền, tài sản do phạm tội chiếm đoạt, vật chứng, chứng cứ… mới thuộc phạm vi giải quyết của Tòa án trong cùng một vụ án hình sự.
Ngoài ra, cũng tại điều 30, Bộ luật hình sự năm 2015 còn ghi nhận, Tòa án có thể không giải quyết vấn đề dân sự trong cùng một vụ án hình sự nếu chưa có đủ điều kiện chứng minh. Khi đó, Tòa án sẽ tách vấn đề dân sự ra để giải quyết làm một tranh chấp dân sự độc lập. Căn cứ để tách vụ án được ghi nhận trong Công văn số 121/2013/KHXX ngày 19/9/2000 của TAND Tối ca về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự như sau: Phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, việc xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của bị cáo; chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu; người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự có yêu cầu nhưng không cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên tòa và việc này thực sự gây trở ngại cho việc giải quyết phần dân sự.
2. Thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Vấn đề về dân sự là vấn đề phát sinh từ việc giải quyết vụ án hình sự. Do đó, mục đích chính của vụ án hình sự vẫn là giải quyết các vấn đề về tội phạm: cấu thành, mức độ, hình phạt… Vì vậy, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự phải tuân theo thủ tục Tố tụng hình sự với các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.
Tuy nhiên, khi xét xử, Tòa án cũng sử dụng một số quy định của Tố tụng dân sự như: nguyên tắc bình đẳng, tự do thỏa thuận, nghĩa vụ chứng minh… khi quyết định những vấn đề về bồi thường thiệt hại, hy vấn đề dân sự khác.
3. Luật áp dụng giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Tòa án sẽ dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết các vấn đề về bồi thường thiệt hại như: căn cứ bồi thường, mức bồi thường thiệt hại, cách tính thiệt hại (thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần, thu nhập bị mất, giảm sút…), hay các vấn đề khác liên quan
Đối với vấn đề về đòi lại tài sản bị chiếm đoạt, bị mất hay xử lý vật chứng, chứng cứ thì áp dụng theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
Thanks for watching!
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...