Câu chuyện anh Rê đổi 100 USD bị phạt tới 90 triệu gây xôn xao trên mạng xã hội mấy ngày qua được giới Luật sư cho rằng đây là việc “chưa từng thấy và thật buồn cười”.
Chuyện thật như đùa “Đổi 100 USD bị phạt tới 90 triệu”
UBND TP.Cần Thơ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Nguyễn Cà Rê (ngụ phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vì đã vi phạm việc mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được thu đổi ngoại tệ. Anh Rê cho biết, cuối năm 2017, anh có đem 100USD (do người thân gửi cho anh) đến một tiệm vàng ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều để đổi ra tiền Việt. Sau khi nhận số tiền Việt gần 2,3 triệu đồng, anh vừa bước ra khỏi tiệm vàng thì lực lượng chức năng giữ lại, lập biên bản và tịch thu số tiền.
Quyết định xử phạt anh Rê
Vài tháng sau, anh Rê được mời lên làm việc để ký một số biên bản và thông báo về số tiền anh bị phạt. Đến ngày 4.9, lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với anh. Trong quyết định có ghi rõ, nếu quá thời hạn mà anh Rê không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định, nhưng đến nay anh vẫn chưa nhận được quyết định.
Được biết, tiệm vàng anh Rê đem USD tới đổi cũng bị xử phạt hành chính với tổng số tiền 295 triệu đồng với hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Giám đốc Hãng luật TGS – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) chia sẻ:
“Lần đầu tiên tôi nghe thấy việc bị phạt 90 triệu chỉ vì bán 100 USD, vừa cảm thấy thương người bị phạt lại vừa cảm thấy hài hước . Nhưng nếu nhìn từ góc độ pháp lý thì sự việc lần này cơ quan nhà nước đã thực hiện đúng luật. Bởi theo luật quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước, người dân có thể nhận USD, có thể giữ USD trong nhà hay gửi ngân hàng nhưng không được phép mua, bán trừ những tổ chức được Ngân hàng nhà nước cấp phép giao dịch ngoại tệ. Thành ra, người dân có USD đem đi bán tại các cơ sở không được cấp phép họ bị phạt là đúng pháp luật. Tất cả mọi người không cứ mua/bán USD mà giao dịch bất cứ loại ngoại tệ nào trong trường hợp này đều vi phạm pháp luật”.
“Thật ra hiện nay, những quy định về quản lý ngoại hối đã rất chặt chẽ song vấn đề thực thi nó như thế nào lại là một câu chuyện khác. Không phải tự nhiên mà người dân lại có xu hướng đến những tổ chức không được phép đổi ngoại tệ để tiến hành hoạt động này. Nếu như không có sự chênh lệch giá USD trong và ngoài ngân hàng, cộng với việc các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của người dân thì những tổ chức đổi ngoại tệ trái phép này mới xuất hiện. Có cung ắt phải có cầu cũng là điều dễ hiểu.”- Luật sư Tuấn chia sẻ thêm.
Công ty luật sư TGS
Hướng đi nào cho anh Rê
Việc xử phạt hành chính lần này đối với anh Rê là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, với mức lương 4 triệu một tháng có lẽ sẽ khó khăn trong việc nộp phạt. Trong trường hợp này, anh Rê có thể xin miễn, giảm mức phạt theo Luật xử lý vi phạm hành chính như đề nghị giảm, miễn tiền phạt theo quy định của Điều 77, đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định Điều 79, đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76. Khi đó, UBND sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng nêu rõ, anh Rê có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với quyết định của UBND TP Cần Thơ, theo quy định của pháp luật. “Việc xử phạt của UBND TP Cần Thơ lần này căn cứ vào Nghị định 96 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là đúng. Với trường hợp của anh Rê, việc tịch thu tang vật là số tiền gần 2,3 triệu đồng (được đổi từ 100 USD) đã đủ tính răn đe. Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính gần 100 triệu đối với người dân lương mỗi tháng chỉ vài triệu thì rõ ràng họ sẽ không đủ khả năng để nộp phạt. Hơn nữa, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân hiện nay còn nhiều hạn chế, họ không có thói quen yêu cầu nơi mình đổi ngoại tệ phải trình ra giấy phép. Khi sự việc đã rồi thì cơ quan nhà nước buộc phải xử lí theo đúng quy định của pháp luật . Vì thế, dưới góc nhìn cá nhân, tôi nghĩ nghị định số 96 nên được sửa đổi, bổ sung để làm sao sát với thực tiễn hơn. Tránh tình trạng nhà nước xử phạt đúng luật nhưng lại tạo nên những câu chuyện kì lạ, nếu không muốn nói là hài hước trong dư luận xã hội”. – Luật sư Tuấn cho biết.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.