Đôi chút về khái niệm chứng minh trong tố tụng hình sự
Để các bạn đọc có thể hiểu được chứng minh quan trọng như thế nào trong hoạt động tố tụng hình sự khi phải ra tòa
Điều này rất có ích cho các bạn thực tập sinh về luật tố tụng hình sự sau này
Và sau đây…
Chúng ta sẽ đến với khái niệm cũng như quy định về “chứng minh” theo quy định của pháp luật
Chứng minh tại tòa án
Chứng minh trong tố tụng hình sự là hoạt động sử dụng chứng cứ để lám sáng tỏ các tình tiết, sự kiện trong vụ án hình sự nhằm khẳng định yêu cầu hoặc phản đối của đương sự là có căn cứ hợp pháp
Về nghĩa vụ chứng minh: Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định rõ về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự. Cụ thể, tại điều 15 quy định:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.
Theo quy định trên thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 35 BLTTHS năm 2015. Quy định “… Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”, chính là một phần nội hàm của nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại Điều 13 BLTTHS năm 2015, đó là: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
> Xem ngay dịch vụ luật sư bào chữa của công ty luật TGS <
Về đối tượng cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Đối tượng chứng minh được xác định bởi phạm vi cấu thành tội phạm đang được điều tra và xét xử. Điều đó có nghĩa là cần phải chứng minh tất cả các sự kiện, tình tiết tương ứng với xác yếu tố của cấu thành tội phạm đang được điều tra và xét xử: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Điều 85, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về những vấn đề phải chứng minh như sau:
“Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngphải chứng minh:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt”.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.