Câu hỏi:
Vừa qua, trên các báo mạng có đưa tin vụ tai nạn đâm nhau liên hoàn giữa các ô tô đang lưu thông trên cao tốc. Nguyên nhân vụ tai nạn ban đầu được nhận định là do người dân đốt đồng bên cạnh cao tốc, làm khói lan vào đường che lấp tầm nhìn các lái xe dẫn đến tai nạn. Vậy, trách nhiệm ở đây là gì? Ai là người phải chịu trách nhiệm, nông dân, ban quản lý cao tốc, tài xế?
Câu trả lời của luật sư:
Để xác định trách nhiệm của từng chủ thể nói chung và trong trường hợp này, ta cần phải nghiên cứu xem nghĩa vụ của từng người là gì. Bởi khi vi phạm nghĩa vụ thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, dù là trách nhiệm pháp lý dưới dạng nào (trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính) thì đều phải thỏa mãn các yếu tố gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan (lỗi), khách thể và chủ thể. Khách thể trong quan hệ pháp luật này đều giống nhau (là sự an toàn giao thông đường bộ) nên không cần thiết phải phân tích. Đối với từng chủ thể thì phân tích như sau:
1. Nông dân
Về nghĩa vụ: Đốt rơm rạ là hoạt động hết sức bình thường của nông dân sau vụ thu hoạch, hành vi này không hề bị nghiêm cấm trong pháp luật. Trong trường hợp này, nông dân không phải người tham gia giao thông, không phải người ngồi sau các phương tiện… nên pháp luật chưa có những quy định về nghĩa vụ của người nông dân đốt rơm, rạ cạnh đường cao tốc. Tuy nhiên, theo điểm i, khoản 2, điều 35 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về các hoạt động khác trên đường bộ thì những người thực hiện các hoạt động này có nghĩa vụ “không được thực hiện hành vi khác gây cản trở giao thông”. Nói cách khác, hành vi đốt
rơm, rạ gây ra khói đã lan vào đường cao tốc gây cản trở tầm nhìn của các tài xế là vi phạm nghĩa vụ nêu trên.
Về các yếu tố của trách nhiệm pháp lý:
– Mặt khách quan: Hành vi đốt rơm, rạ là cản trở giao thông và có hậu quả là tai nạn
– Mặt chủ quan: Lỗi vô ý, nông dân hoàn toàn ý thức được việc đốt rơm, rạ gần đường cao tốc có thể gây cản trở tầm nhìn các lái xe gây tai nạn nhưng tin rằng sẽ không có tai nạn xảy ra.
-> Nông dân đốt rơm, rạ có trách nhiệm trong tai nạn này.
2. Ban quản lý đường cao tốc
Về nghĩa vụ: Cơ quan có trách nhiệm quản lý đường cao tốc có nghĩa vụ tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo điều 12, Thông tư 90/2014/TT-BGTVT. Trong đó, tại điểm b, khoản 2, điều 12 có ghi nhận nghĩa vụ của chủ đầu tư phải “Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại luật Giao thông đường bộ” để đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý đường cao tốc có nghĩa vụ ngăn chặn hành vi vi phạm của các nông dân (hành vi đốt rơm, rạ gần đường cao tốc). Do đó, việc để các nông dân đốt rơm, rạ gần đường cao tốc thì ban quản lý đường cao tốc đã vi phạm nghĩa vụ này.
Về các yếu tố của trách nhiệm pháp lý
– Mặt khách quan: Hành vi không sát sao trong quản lý, giám sát, ngăn chặn xử lý vi phạm đã dẫn đến hậu quả tai nạn.
– Mặt chủ quan: Lỗi vô ý, nhận thức hành vi của mình là sai phạm, có thể gây ra hậu quả cho các phương tiện nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra.
-> Tóm lại, ban quản lý đường cao tốc cũng có trách nhiệm trong tai nạn này.
3. Tài xế lái xe
Về nghĩa vụ: Các tài xế lái xe khi tham gia giao thông nói chung và trên đường cao tốc nói riêng phải thực hiện các quy định về an toàn giao thông đường bộ như tốc độ, chuyển làn, vào làn… Trong trường hợp này, họ hoàn toàn không vi phạm các nghĩa vụ trên
Về các yếu tố của trách nhiệm pháp lý
– Mặt khách quan: Họ không có hành vi vi phạm.
– Mặt chủ quan: Họ không có lỗi trong vụ tai nạn này. Các tài xế không thể nhận thức được và pháp luật cũng không yêu cầu họ phải biết được việc có khói mù mịt che lấp tầm nhìn. Bởi ban quản lý đường cao tốc phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các xe lưu thông, không thể để xảy ra tình trạng khói như trên.
-> Tài xế không có trách nhiệm trong vụ tai nạn này, họ là người bị thiệt hại.
Kết luận, trong việc nông dân đốt rơm, rạ cạnh đường cao tốc dẫn đến tai nạn thì người nông dân cũng như ban quản lý đường cao tốc phải liên đới chịu trách nhiệm. Trách nhiệm này có thể là bồi thường thiệt hại theo luật dân sự hoặc trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.