Hỏi đáp hình sự
Thưa luật sư tố tụng hình sự. Bà N năm nay đã 76 tuổi, là hàng xóm của gia đình tôi. Bà N hiện đang ở với đứa cháu trai là K, con trai bà N bị bệnh đã mất, con dâu sau đó đã bỏ đi để lại K cho bà N nuôi dưỡng. K đã 19 tuổi nhưng không lo làm ăn, suốt ngày theo đám thanh niên trong làng đi đánh bạc
Hôm qua do thiếu tiền đánh bạc nên K đã lẻn vào nhà người khác ăn trộm xe máy, trên đường bỏ trốn và mang xe đi bán đã bị công an bắt. Bà N đã già yếu, bệnh tật cần có người chăm sóc và trông nom căn nhà mà hai bà cháu N đang ở. Vậy xin hỏi luật sư tố tụng hình sự, trường hợp này nhà nước có quy định gì về việc chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ không ạ?
Luật sư tư vấn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi Luật sư tố tụng hình sự thuộc công ty TGS
Và về việc bắt, tạm giữ người phạm tội là một hoạt động trong tố tụng hình sự. Đối với người thân thích và tài sản của người bị tạm giữ, bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định tại điều 120 như sau:
“Điều 120. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam
- Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.
- Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án”.
“Xem ngay thêm về thời hạn tạm giam tạm giữ tại đây“
Bảo quản tài sản người bị tạm giữ tạm giam
Như vậy, theo các quy định trên thì pháp luật buộc cơ quan đã ra quyết định tạm giữ, tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo hộ thích đáng đối với người thân thích và tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam. Bà N là mẹ già 76 tuổi có cháu đang trong thời gian tạm giữ nên cơ quan ra quyết định tạm giữ cần tiến hành giao bà cho người thân thích khác chăm nom, nếu bà không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ giao bà cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bà cư trú chăm nom.
Cháu trai bà Huệ có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải áp dụng những biện pháp bảo quản, trông non thích đáng. Biệp pháp bảo quản thích đáng ở đây có thể được hiểu là giao tài sản (bao gồm nhà ở, vật, tiền, giấy tờ có giá trị như tiền..) cho người thân thích hoặc bất cứ người nào trông nom, bảo quản theo yêu cầu của người tậm giữ, tạm giam. Nếu người bị tạm giữ, tạm giam không chỉ ra được người tin tưởng để giao trông nom, bảo quản thì cơ quan đã ra lệnh tạm giữ, tạm giam phải tiến hành niêm phong và bảo quản cho đến khi người bị tạm giữ được trả tự do hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp bảo hộ nói trên, cơ quan đã ra quyết định tạm giữ thông báo cho người bị tạm giữ biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Ý nghĩa của việc thông báo này là giúp người bị tạm giữ, tạm giam hoàn toàn yên tâm, tin tưởng về việc người thân thích và tài sản của họ đã được áp dụng các biện pháp chăm nom, bảo quản thích đáng. Từ đó giúp họ giải quyết được những vướng mắc về tư tưởng, yên tâm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong khi bị tạm giữ, tạm giam.
Thanks for watching!
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.