Luật sư TGS LawFirm tư vấn : Trường hợp này có thể sẽ xảy ra, đặc biệt với những nợ xấu khó đòi và có thời gian dài. Việc thay thế chức vụ cũng như cơ cấu doanh nghiệp khiến khách có thể lạm dụng từ “không biết” khi trả lời. Tuy nhiên có những kỹ năng, phương pháp thương lượng và đàm phán phù hợp đối với các chuyên viên khi đi thực hiện công việc thu hồi nợ.

1. Lý do khách nợ đưa ra về việc không biết về công nợ :
+ Công nợ kéo dài trong thời gian khá lâu, và trong suốt quãng thời gian duy trì công nợ đã có sự thay đổi các thế hệ lãnh đạo, thay đổi nhân sự của khách nợ và người mới tiếp quản chưa năm bắt hoặc không nắm bắt được công nợ.
+ Do trong sổ sách công nợ không có khoản công nợ được thể hiện.
+ Do khách nợ không muốn thanh toán công nợ nên cố tình tìm ra lý do để phủ nhận hoặc kéo dài thời hạn thanh toán công nợ
Đây là một trong những tình huống tương đối phức tạp đặt ra trong quá trình đi thu hồi nợ khó đòi. Tron trường hợp này, để thu hồi được công nợ thì trước hết chúng ta cần phải có hồ sơ rõ ràng chứng minh công nợ từ khi hình thành đến thời điểm thu nợ
2.Ứng xử của chuyên viên thu hồi nợ :
Trường hợp khách nợ thực sự không biết về công nợ, và có thiện chí trong vấn đề hợp tác giải quyết công nợ thì việc đàm phán thương lượng thu hồi công nợ sẽ trở nên đơn giản hơn. Khi khách nợ không biết về công nợ chúng ta có thể chứng minh cho khách nợ hiểu được khoản công nợ yêu cầu thu hồi là có thực thông qua các giấy tờ chứng minh công nợ.
Khi khách nợ thực sự không biết về công nợ, Chuyên viên thu nợ cần có thái độ đàm phán thương lượng nhẹ nhàng, thuyết phục để khách hàng hiểu được vấn đề, hiểu được hồ sơ công nợ, từ đó mới có thể bàn bạc được kế hoạch giải quyết công nợ.
Trường hợp khách nợ biết về công nợ nhưng cố tình tỏ ra không biết về công nợ, không hợp tác trong vấn đề đàm phán thương lượng giải quyết thu nợ khó đòi, cố tình tìm mọi lý do trốn tránh công nợ thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, chuyên viên thu nợ cần nắm bắt tốt tâm lý của con nợ, năm chắc hồ sơ công nợ, đưa ra những chứng từ sắc đáng chứng minh công nợ, đàm phán thương lượng linh hoạt, gây sức ép khiến cho khách nợ không thể chối cãi được về công nợ và buộc phải hợp tác làm rõ công nợ và giải quyết công nợ.
Trong trường hợp khách nợ vẫn cố tình không hợp tác giải quyết công nợ bắt buộc chúng ta phải áp dụng biện pháp thu nợ quyết liệt triệt để nếu khôn khả năng thu hồi công nợ sẽ không cao.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.